NỀN TẢNG CỦA ĐẠO PHẬT - Trang 24

1

PHẦN III.1

C

húng ta đi vào phần trọng tâm của Ðạo Phật và chúng tôi muốn nói ít lời

về Tứ Diệu Ðế.

Tứ Diệu Ðế là một khía cạnh rất quan trọng của Phật Pháp đã được

Ðức Phật xác định. Ngài dạy vì lẽ chúng ta không hiểu Bốn Chân Lý Cao
Quý này cho nên chúng ta phải trôi lăn mãi mãi trong vòng sinh tử, luân
hồi. Ðiều này cho thấy tầm quan trọng của Tứ Diệu Ðế, việc hiểu biết Giáo
Lý của Ðức Phật, và thấu rõ mục đích lời dạy của Ðức Phật. Trong bài
pháp thuyết giảng đầu tiên trong Kinh Dhamma-chakkappavattana (Chuyển
Pháp Luân) cho năm thầy tu trong vườn lộc uyển gần Ba Lã Nại (Benares),
Ðức Phật trước hết nói về Tứ Diệu Ðế và Trung Ðạo. Nơi đây chúng ta
thấy hai điều quan trọng về ý nghĩa của Tứ Diệu Ðế. Tứ Diệu Ðế là sự đúc
kết giáo lý Ðức Phật, cả từ mặt học thuyết hay lý thuyết và từ quan điểm
thực hành.

Cho nên Tứ Diệu Ðế là chân lý của khổ đau, chân lý của nguồn gốc

đau khổ, chân lý của việc chấm dứt khổ đau và chân lý của con đường dẫn
đến chấm dứt khổ đau. Chúng ta có nền móng giáo lý của Ðức Phật để hiểu
biết và tu tập.

Trước khi nghiên cứu Tứ Ðiệu Ðế, chúng tôi xin nói qua về bản chất

của Pháp này. Và trong phạm vi này, chúng ta nhớ lại những tiến bộ y khoa
trong thời cổ Ấn. Một trong những tiến bộ đó gồm có bốn bước: căn bệnh,
chẩn bệnh, điều trị, và chữa hết bệnh. Bây giờ nếu suy nghĩ kỹ về bốn bước
này trong thực nghiệm y khoa để chữa bệnh, quý vị sẽ thấy chúng rất phù
hợp với Tứ Diệu Ðế. Nói một cách khác, khổ đau tương ứng với bệnh, chẩn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.