NỀN TẢNG CỦA ĐẠO PHẬT - Trang 25

bệnh hay nói rõ hơn tìm nguyên nhân bệnh, chấm dứt khổ đau tương ứng
với điều trị, và con đường chấm dứt khổ đau với việc chữa trị hết bệnh.

Trên đây nói đến tính cách trị liệu của Tứ Diệu Ðế và những giai đoạn

mà nó tượng trưng, chúng tôi muốn nói thêm về ý nghĩa của nó. Tuy nhiên
điều quan trọng là cần hiểu biết Tứ Diệu Ðế thật đúng. Khi Shariputra (Xá
Lợi Phất) một trong hàng Ðệ Tử đầu tiên của Ðức Phật đến gặp Ashavajit
(A-Nhã Kiều Trần Như, một trong năm nhà Sư thọ nhận bài pháp đầu tiên
của Ðức Phật) và hỏi Ashavajit về lời dạy của Ðức Phật, Ashavajit nói "Tôi
không thể nói với ông chi tiết vì tôi mới theo học giáo lý của Ngài nhưng
tôi có thể tóm tắt cho ông". Xá Lợi Phất liền nói "Rất tốt, xin tóm tắt cho
tôi nghe", và Ashavajit đã lược thuật lời dạy của Ðức Phật như sau:

Mọi sự vật đều phát sinh do một nguyên nhân, và đều phải chấm dứt

như Nhà Tu Khổ Hạnh Vĩ Ðại đã dạy.

Xá Lợi Phất vô cùng ngạc nhiên về lời tóm tắt này, bèn đi tìm người

bạn Maudgalyayana (Mục Kiền Liên) và cả hai đều gia nhập Tăng Ðoàn và
trở thành những đại đệ tử của Ðức Phật. Lời tóm tắt giáo lý của Ðức Phật
nói lên rằng quan điểm chính nằm trong Tứ Diệu Ðế.

Ðiều đó cho ta thấy tầm quan trọng của sự liên hệ giữa nhân và quả.

Quan niệm nhân quả là trọng tâm giáo lý của Ðức Phật và cũng là trọng
tâm của Tứ Diệu Ðế. Nhưng trong ý nghĩa nào? Rõ rệt có một điểm khởi
đầu, vấn đề khổ đau. Vấn đề này do nhiều nguyên nhân gây nên. Cuối cùng
vì có khổ đau, có nguyên nhân của khổ đau, cho nên phải có sự chấm dứt
khổ đau và nguyên nhân để chấm dứt khổ đau. Trường hợp trên đây là một
việc tiến trình tiêu cực. Nói một cách khác, khi loại trừ nguyên nhân khổ
đau thì khổ đau chấm dứt.

Nếu bạn nhìn vào Tứ Diệu Ðế, bạn sẽ thấy pháp này chia thành hai

nhóm. Hai Ðế đầu: Khổ đau và nguyên nhân của khổ đau thuộc vòng sinh
tử. Chúng được tượng trưng bằng một vòng tròn với ý nghĩa chúng chạy
theo vòng tròn. Nguyên nhân của đau khổ dẫn đến khổ đau, khổ đau tạo
nguyên nhân của khổ đau, và nguyên nhân của khổ đau tạo đau khổ. Chúng
cứ trôi lăn như vậy vì chúng thuộc về luân hồi (samsara). Hai Ðế kế tiếp,
chấm dứt khổ đau và con đường đi đến để chấm dứt khổ đau, được tượng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.