NỀN TẢNG CỦA ĐẠO PHẬT - Trang 26

trưng bằng hình soắn ốc. Lúc này sự chuyển động không còn là vòng tròn
nữa. Chúng chuyển động theo hướng thượng. Nếu ta giữ hình ảnh của tư
tưởng nhân quả trong tâm ý, chúng ta sẽ am hiểu Tứ Diệu Ðế dễ dàng.
Cũng vậy, nhớ đến nguyên tắc nhân quả là điều rất tốt cho chúng ta khi học
tập giáo lý của Ðức Phật, khi xét đến nghiệp báo và tái sinh cũng như vấn
đề duyên sinh. Tóm lại, qua tất cả giáo lý của Ðức Phật, chúng ta thấy
nguyên tắc nhân quả cuốn tròn như một sợi chỉ.

Bây giờ chúng ta hãy xét Ðế Thứ Nhất của Tứ Diệu Ðế là chân lý của

Khổ (Dukkha). Nhiều người không phải là Phật Tử và ngay cả đến một số
Phật Tử cũng cảm thấy khó chịu khi chọn khổ là Ðế Thứ Nhất của Tứ Diệu
Ðế vì họ cho rằng việc chọn lựa này là dấu hiệu của bi quan. Chúng tôi
thường thấy người không phải là Phật Tử hỏi: "Tại sao Phật Giáo lại bi
quan đến thế? Tại sao lại chú trọng đến cái khổ ngay lúc ban đầu?"

Có nhiều câu trả lời cho câu hỏi này. Một số các bạn đã biết phân biệt

giữa bi quan, lạc quan và hiện thực chủ nghĩa. Ý chúng tôi muốn nói như
thế này: nếu một người đau bệnh mà không cho là mình đau, người đó
không phải là lạc quan mà điên khùng. Kẻ đó chẳng khác gì con đà điểu
chôn đầu mình trong cát. Nếu có một vấn đề khó khăn, điều phải làm là
nhìn nhận khó khăn ấy và tìm cách loại trừ nó. Thứ hai, nếu Ðức Phật dạy
chân lý về Khổ rồi ngừng lại, lúc bấy giờ có lý do để kết tội giáo lý của
Ngài là rất bi quan Nhưng giáo lý của Ngài không ngừng ở Ðế Khổ vì Ngài
không những chỉ dạy về Khổ mà còn dạy về nguyên nhân của nó. Và quan
trọng hơn nữa là Ngài dạy phương pháp diệt Khổ.

Với tất cả chúng ta, nếu quả thật chúng ta thành thật với chính mình,

phải chấp nhận đời sống có những khó khăn. Sự vật không phải như mình
tưởng. Có những điều ở nơi nào đó không đúng. Dù chúng ta tìm cách
tránh né nó vào lúc này hay lúc khác, có khi vào nửa đêm, có khi ở trong
đám đông, có khi lúc đang làm việc; chúng ta phải đối đầu với chính chúng
ta, bởi vì sự vật không luôn như vậy mà có điều gì sai khác ở một nơi nào
đó. Ðó là điều khiến ta phải tìm giải pháp. Chúng ta tìm giải pháp cho
những việc cụ thể, hoặc tìm giải pháp bằng cách sửa sai.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.