NỀN TẢNG CỦA ĐẠO PHẬT - Trang 5

2

ÐẠO PHẬT - MỘT NHÃN QUAN HIỆN ÐẠI

C

húng tôi xin trình bày phần nền tảng Phật Pháp trong mười hai bài

thuyết trình nói về cuộc đời Ðức Phật, Tứ Diệu Ðế, Bát Chánh Ðạo,
Nghiệp, Tái Sinh, Lý Nhân Duyên, Tam Tướng pháp và Ngũ Uẩn. Trước
khi đi vào loạt bài giảng, chúng tôi muốn nêu lên đây cách trình bày Phật
Giáo theo phép phối cảnh. Tùy theo dân tộc và văn hóa khác nhau, người ta
hiểu Phật Giáo một cách khác nhau, và đặc biệt chúng tôi nghĩ rằng chúng
tôi có thể đối chiếu hai thái độ khác nhau giữa quan điểm Tây Phương và
quan điểm truyền thống Á Ðông đối với Phật Giáo. Cách nghiên cứu theo
nguyên tắc phối cảnh này hữu ích bởi vì khi chúng ta hiểu được cách nhìn
của mỗi dân tộc có văn hóa khác nhau về một số điều nào đó, chúng ta mới
thấy được sự hạn chế hay tính chất một chiều trong cách nhìn của chúng ta.

Ở Tây Phương, Phật Giáo đang được chú ý và gây được thiện cảm

rộng rãi khắp nơi. Nhiều người có địa vị đáng kể trong xã hội Tây Phương
là Phật Tử hoặc có những người không phải là Phật Tử nhưng rất có cảm
tình với Phật Giáo. Thí dụ cụ thể nhà Bác học Albert Einstein đã nhận xét
trong bài tự thuật rằng ông là người không tôn giáo nhưng nếu ông là một
người có tôn giáo thì ông phải là người Ðạo Phật. Ðiều này đáng ngạc
nhiên vì chúng ta không thể ngờ một cha đẻ của khoa học hiện đại lại có
một ý kiến như vậy. Nhìn vào xã hội Tây Phương hiện nay, chúng ta thấy
một nhà vật lý-thiên văn học là một Phật Tử tại Pháp, một nhà tâm lý học
nổi tiếng là Phật Tử tại Ðại Học La Mã, và mới đây một vị chánh án tại
Anh Quốc cũng là Phật Tử. Chúng ta hãy xét kỹ những lý do mà Phật Giáo
được chú ý hiện nay tại Tây Phương. Trước khi xét, chúng tôi xin so sánh
tình hình nơi đây với những nơi khác trên thế giới.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.