NỀN TẢNG CỦA ĐẠO PHẬT - Trang 6

Nói chung tại Âu Châu thái độ chú ý tới Phật giáo vì tôn giáo này rất

tiến bộ, rất hữu lý, và rất tinh vi. Cho nên chúng tôi ngạc nhiên khi tới một
quốc gia Á Châu lại thấy người dân tại đây coi Phật giáo như một tôn giáo
lỗi thời, không hợp lý và quá nhiều liên hệ tới mê tín dị đoan. Ðó là một
trong hai thái độ nhận xét khác nhau về giá trị Phật Giáo. Thái độ khác lại
cho rằng Phật Giáo quá sâu xa, trừu tượng và khó hiểu. Ðây là một sự đổi
hướng hoàn toàn khác. Do đó chúng tôi muốn nói về nguyên tắc phối cảnh
vì dưới nhãn quan của người Tây Phương, Phật Giáo có một hình ảnh nào
đó, còn đối với nhãn quan truyền thống, ta lại có một hình ảnh khác nữa.
Hình ảnh tiêu cực của Phật Giáo phải thay đổi trước khi chúng ta có thể
thực sự hiểu rõ giá trị lời Ðức Phật dạy, và trước khi chúng ta có thể có một
suy luận đứng đắn toàn bộ về Phật Giáo.

Ðiều trước tiên, người Phương Tây thấy giá trị của Phật Giáo bởi vì

Phật Giáo không kết chặt với văn hóa, Phật Giáo không ràng buộc vào một
xã hội đặc biệt, vào một chủng tộc hay vào một nhóm thiểu số nào. Có
những tôn giáo gắn liền với văn hóa, chẳng hạn như Do Thái Giáo nhưng
Phật Giáo lại không. Cho nên trong lịch sử Phật Giáo ta thấy có Phật Tử
Ấn, Thái, Trung Hoa, Srilankan, Miến Ðiện, vân vân... và chúng ta sẽ có
Phật Tử Anh, Phật Tử Hoa Kỳ, Phật Tử Pháp, vân vân... Ðó là vì lý do Phật
Giáo không gắn bó với văn hóa.

Phật Giáo hội nhập dễ dàng từ văn hóa này đến văn hóa khác vì lẽ

Phật Giáo chú trọng đến việc chuyển hóa nội tâm hơn là ở bên ngoài. Phật
Giáo nhấn mạnh phương cách bạn trau giồi trí tuệ hơn là cách thức ăn mặc
hay trang điểm của bạn, vân vân...

Ðiều thứ hai mà chúng tôi muốn nói đến là tính thực dụng hay thực

tiễn của Phật Giáo. Thay vì lưu ý đến siêu hình học hay các lý thuyết trừu
tượng Ðức Phật đề cập những vấn đề bản thân và giải thích các vấn đề này
một cách cụ thể. Ðó cũng là điều mà người Tây Phương rất đồng ý về
thuyết tiện-ích (có tính cách thực dụng) nghĩa là vật gì tốt mới dùng. Ðó là
phần lớn đường lối về chính trị, kinh tế, và triết lý khoa học của người Tây
Phương. Thái độ thực tế này được Ðức Phật trình bày rành mạch trong
Kinh Culama-Lunkya về thí dụ một người bị thương. Một người trúng tên

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.