muốn biết kẻ nào đã bắn, bắn từ hướng nào, đầu mủi tên làm bằng xương
hay bằng thép, cây cung làm bằng loại gè gì, và nhiều điều khác trước khi
hắn cho rút mủi tên ra. Kẻ này không khác gì những ai muốn biết nguồn
gốc của vũ trụ, thế giới có bất diệt không và hữu hạn hay không trước khi
thực hành tôn giáo. Giống như vậy, kẻ đó sẽ chết trước khi được nghe
những câu trả lời về nguồn gốc và tính chất của mủi tên, và chẳng bao giờ
được nghe thấy câu trả lời về những câu hỏi không thích đáng đó. Thí dụ
trên cho chúng ta gọi thái độ cửa Ðức Phật là một thái độ thực tiễn. Có
nhiều điều đáng nói về câu hỏi ưu tiên và lý giải các vấn đề. Chúng ta
không thể mở mang trí tuệ nếu chúng ta có những câu hỏi lầm lẫn. Câu hỏi
ưu tiên phải thiết thực. Việc ưu tiên của tất cả chúng ta là vấn đề khổ đau.
Ðức Phật biết điều này và nói chúng ta chẳng cần bàn đến thế giới này
trường cửu hay không, vì mỗi người chúng ta đều có một mủi tên trong
ngực, mủi tên của khổ đau. Chỉ có thế thôi! Trong đời sống hàng ngày,
chúng ta luôn luôn có những ưu tiên phải làm. Ví dụ có khi ta phải luộc đậu
trên lò. Trong khi chờ đợi đậu sôi, chúng ta đi quét nhà, và khi đang quét
nhà bỗng ngửi thấy mùi khét. Vì vậy chúng ta phải lựa chọn, hoặc cứ quét
nhà, hoặc đi vặn lửa xuống để đậu khỏi cháy.
Cũng như vậy, muốn khai mở trí tuệ, chúng ta phải biết điều gì là ưu
tiên phải làm và điều này đã được giải thích rõ ràng trong câu chuyện về
người bị thương.
Ðiểm thứ ba chúng tôi muốn liên hệ đến lời dạy của Ðức Phật về tầm
quan trọng của việc thực chứng qua kinh nghiệm bản thân. Ðiểm này được
Ðức Phật trình bày rõ ràng trong lời khuyên của Ngài với những người
Kalamas trong kinh Kesaputtiya. Những người Kalamas cũng giống như
những người văn minh hiện đại ngày nay khi thấy quá nhiều giáo lý khác
biệt. Họ tìm đến Ðức Phật và hỏi Ngài rằng có quá nhiều vị thầy và vị nào
cũng cho lý thuyết của mình là đúng, vậy làm sao biết được ai là người nói
đúng sự thật. Ðức Phật bảo họ không nên chấp nhận điều gì vì quyền lúc, vì
điều đó đã được ghi lại, vì kính nể sư phụ của mình, vì là điều truyền thống,
hay vì điều đó hình như có vẻ hữu lý. Nhưng để xem điều đó đúng hay sai,
chúng ta phải dùng kinh nghiệm bản thân để trắc nghiệm nó. Khi nhận thấy