đi lập lại giống như trong khoa học, vì lẽ không riêng mình Ðức Phật hết
khổ đau mà tất cả những ai theo con đường của Ngài cũng chấm dứt khổ
đau.
Nếu ta nhìn kỹ cách lý-giải của Ðức Phật về vấn đề kiến thức, chúng
ta thấy phương cách của Ngài tương tự như cách lý-giải của khoa học, và
điều này đã khiến người Phương Tây hết sức chú ý đến. Bây giờ chúng ta
mới hiểu tại sao nhà Bác Học Einstein đã có nhận định như trên. Chúng ta
sẽ thấy nhận xét này không gì lạ như đã tưởng lúc ban đầu. Chúng tôi muốn
nói đến phương pháp lý-giải rõ ràng của Ðức Phật, và khi đọc kỹ phương
cách của Ngài, chúng ta sẽ thấy đó là phương cách thực nghiệm.
Kinh nghiệm trong Phật Giáo gồm hai phần - khách quan và chủ quan.
Nói một cách khác chúng ta nhận định mọi việc chung quanh ta. Cái đặc
biệt của Phật Giáo là phương pháp lý-giải trong lãnh vực triết lý và tâm lý.
Ðiều đó có nghĩa là Ðức Phật đã phân tách thể-nghiệm thành Năm Uẩn căn
bản: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành và Thức. Năm Uẩn này này được phân tích
thành 18 thành phần (Dhatus, Giới = 6 căn + 6 trần + 6 thức) và có thể
được phân tách ra thành 72 thành phần (Pháp). Phương pháp này có thể lý-
giải vì nó phân tách đến tận cùng của sự vật. Một khi chúng ta chưa hài
lòng với một việc gì mù mì, chúng ta cần phải cứu xét và phân tích ra thành
phần nhỏ như tháo gỡ một cỗ xe dần dần đến bánh xe và trục xe, vân vân...
Ví dụ khi ngắm một bông hoa, chúng ta thấy đó là kết quả của duyên hợp.
Ðó là phương cách lý-giải. Lại nữa phương pháp lý-giải này không có gì là
lạ đối với khoa học và triết học hiện đại. Chúng ta thấy phương pháp lý-giải
rất nhiều trong khoa học. Trong triết học, chúng ta thấy truyền thống lý-giải
cao nhất ở Bertrand Russell. Nhiều nghiên cứu đã thành công trong việc so
sánh triết học Bertrand Russell và Vi Diệu Pháp (Abhidarma) của Phật
Giáo. Phương pháp lý-giải trong triết học và khoa học Tây Phương, tương
đồng với phương pháp lý-giải của Phật Giáo và điều này cũng lại là những
nét đặc biệt đã lôi cuốn các tư tưởng gia và các nhà khoa bảng Tây Phương
về Phật Giáo. Trong lãnh vực tâm lý, những nhà tâm lý học ngày nay, lưu ý
sâu xa đến sự phân tích của Phật Giáo về những yếu tố của kinh nghiệm
như cảm xúc, tư tưởng, thói quen, vân vân... Hiện nay họ đang tìm đến giáo