các điều đó có hại thì nên bỏ đi. Khi thấy các điều đó đem lợi ích, đem
hạnh phúc và an lành, thì nên theo. Ðức Phật dạy rằng chúng ta nên suy xét
những điều nghe thấy bằng chính kinh nghiệm bản thân của mình. Trong
phạm vi lời khuyên của Ðức Phật với những người Kalama, chúng tôi nghĩ
rằng ý Ngài muốn nói là hãy dùng trí óc mình như một ống thử nghiệm.
Bạn có thể tự nhìn thấy nơi bạn những điều tham, sân hiện hữu dẫn đến khổ
sở, đau đớn, và lo âu. Và bạn cũng tự nhìn thấy nơi bạn niềm an lạc và
hạnh phúc khi tham sân không còn ở trong tâm. Ðó là việc thực hành đơn
giản mà mọi người trong chúng ta đều có thể làm được. Ðiều này rất quan
trọng bởi vì những điều gì Ðức Phật dạy chỉ hữu hiệu, và thực sự thay đổi
cuộc sống của chúng ta nếu chúng ta thực hành kinh nghiệm của Ngài, nếu
chúng ta nhận thức được chân lý của lời Phật dạy qua kinh nghiệm bản thân
và kiểm điểm thành quả của nó. Lúc bấy giờ, chúng ta mới dám nói là
chúng ta đã tiến bộ trên con đường giác ngộ.
Chúng ta có thể thấy sự tương đồng trong phương cách lý-giải kiến
thức của Ðức Phật và khoa học. Ðức Phật nhấn mạnh tầm quan trọng trong
việc quan sát mục tiêu. Quan sát là ý thức then chốt về phương pháp khai
sáng trí tuệ của Ðức Phật. Chính do sự quan sát đó đem lại đầu tiên Tứ
Diệu Ðế - chân lý của khổ đau. Lại nữa, trong Ðế cuối cùng, chính sự quan
sát đem lại kết quả trong việc thực hành chấm dứt hẳn khổ đau. Vì vậy
trong Ðế Thứ Nhất, Ðế Thứ Hai và Ðế Thứ Tư, quan sát đóng một vai trò
vô cùng quan trọng. Ðó cũng tương tự như vai trò quan sát mục tiêu theo
truyền thống khoa học là khi cứu xét một vấn đề, chúng ta cần phải soạn
thảo một lý thuyết chung và một giả thuyết riêng biệt. Chúng ta thấy có sự
tương đồng trong việc giảng dạy về Tứ Diệu Ðế. Theo lý thuyết chung, mọi
việc đều có nguyên nhân, và theo giả thuyết riêng biệt, nguyên nhân của
khổ đau là tham dục và vô minh. Chân lý về khổ đau vì tham dục và vô
minh có thể kiểm chứng bằng phương pháp thực nghiệm. Về Tứ Diệu Ðế,
phương pháp thực nghiệm là con đường thực hiện. Ðế Thứ Hai (nguyên
nhân của khổ đau) và Ðế Thứ Ba (chấm dứt khổ đau) được xác minh bởi vì
khi tu tập Tứ Ðế, ta có thể loại trừ tham dục và vô minh Và khi ta loại trừ
tham dục và vô minh, ta loại trừ được đau khổ. Việc thử nghiệm này cứ lập