Thưc hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn
13
Đây là một dịp để các cô gái làng tỏ tài nữ công. Các cô có chồng
tuy không thích ganh đua, nhưng cũng phải lo sao cho chồng có được
mâm cỗ xứng đáng đến nỗi thua chị kém em. Còn các cô chưa chồng,
nấu cỗ cho anh hoặc em, các cô quyết đem hết tài năng để cho mâm
cỗ được hội đồng chú ý. Làng nước phải biết đến các cô, và những
chàng trai kén vợ phải lưu tâm tới tài nội trợ của các cô. Đã có nhiều
cô chỉ vì mâm cỗ của anh hoặc em được hội đồng làng ngại khen mà
sau ngày hội có tin đi mối lại về chuyện trăm năm.
Cô gái Thị Cầu lo về tháng tám, các cô cũng mừng mỗi khi tháng
tám đến.
Các cô bỏ vài buổi chợ để xem rước, hay cho đúng là để ngắm các
trai làng trong các bộ áo quần đẹp đẽ và các cậu trai làng đi trong
đám rước cũng rộn ràng sung sướng vì biết có các thiếu nữ đang
ngắm mình và mắt các cậu thường hướng về phía các cô đứng mặc
dầu chân các cậu vẫn bước theo đà đám rước.
Nhưng ngày vui thường ngắn. Chẳng mấy lúc hội hè đã qua cô gái
Thị cầu lại lo công việc của mình, đi chợ với gánh nặng trên vai để
giúp đỡ cha mẹ, để nuôi chồng con hoặc để dành gây cái vốn nhỏ đợi
lúc thành gia thất ở riêng.
Cô gái Thị Cầu rất cần cù chăm chỉ. Bé ở nhà giúp đỡ cha mẹ, lớn
lên lấy chồng nuôi chồng, và lúc có con gây dựng cho con.
Đàn ông Thị Cầu, những người làm nên đôi chút danh vọng thường
lấy vợ thiên hạ.
Các cô cũng biết vậy, nhưng các cô vẫn tự an ủi: “Làng ta đường
cái xuyên tâm, số đàn bà phải nuôi chồng!”
SƠN NỮ VÙNG TAM ĐẢO
Dãy núi Tam Đảo phân chia ranh giới hai tỉnh Vĩnh Yên và Thái
Nguyên, chạy dài trên địa hạt mấy huyện Tam Dương, Bình Xuyên và
Đại Từ của hai tỉnh. Có ba ngọn núi chính đột ngột cao vọt lên khỏi