Thưc hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn
65
-
Sao nhà chị chua ngoa thế.
Giầu vàng đâu mãi trong cơi.
Sợ mai giầu héo, giầu ơi là giầu!
Trời tối dần dần. Đàn trâu trên bờ đầm lần lượt đi về làng. Các cô
cắt cỏ cũng xếp lại quang gánh ra về, và các chàng nông phu cũng
vác cuốc trên vai lững thững đi theo các cô trên nẻo đường làng. Vừa
đi có chàng vừa tiếp tục cuộc nói chuyện dở dang, đem những lời ong
bướm cợt trêu người thiếu nữ vừa cùng chàng đối đáp. Trước những
lời chòng ghẹo của chàng trai, nhiều khi cô gái đã cự tuyệt một cách
tinh tế.
Bao giờ trạch đẻ ngọn đa,
Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mìnhBao giờ rau diếp làm đình
Gỗ lim thái ghém thì mình lấy ta.
Trời tối hẳn, bóng lẫn vào bóng tối: bờ đầm, bãi cỏ trở nên vắng
vẻ. Mọi người đã về làng, cho đến sáng sớm hôm sau ngoài đồng mới
lại có bóng người.
Và đầm Vạc, với ánh bình minh, trên bờ dưới nước lại có cảnh
hoạt động hàng ngày.
Có làng như làng Khai Quang tuy ở gần đầm Vạc, nhưng không
sống về nghề đánh cá. Hoạt động của dân làng này ngoài công việc
đồng áng, họ chuyên việc nặn và nung các đồ sành. Hàng ngày trong
khi đàn bà trẻ con ở nhà nặn đồ nung thì có những người đàn ông ra
đầm lấy đất sét. Họ rủ nhau từng bọn hai ba người, mang thuyền ra
giữa đầm để lấy đất. Đất sét ở đáy đầm Vạc quánh và mềm, dùng
trong nghề nung rất tốt, nhưng việc lấy đất rất công phu.
Chiếc thuyền gỗ không mui chèo ra giữa đầm được cột chặt vào
chiếc sào cắm sâu xuống đáy đầm. Một người ở lại trên thuyền còn
mấy người khác chỉ quấn mỗi người một chiếc khố lặn xuống nước dí
chiếc mai để đào đất. Đất họ xén thành từng tảng vuông. Mỗi lần
được một tảng đất, họ lại nhoi lên đưa cho người ở thuyền đỡ lấy, xếp