NẾP CŨ - BÓ HOA BẮC VIỆT - Trang 75

Thưc hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn

75

Vất vả có lúc thanh nhàn

Không dưng ai dễ cầm tàn che cho!

Quanh năm vất vả nhưng đến những ngày hội và những ngày tết

họ sẽ nghỉ ngơi, vui chơi cho thỏa thích những khi làm lụng. Họ sẽ leo
đu, họ sẽ đi chùa lẽ Phật, họ sẽ dự những cuộc hát quan họ, hát ví hay
hát đúm, tùy theo từng hội của từng vùng

Họ cũng sẽ rủ năm ba chị em cùng đi, như khi đi đong thóc, nhưng

những hôm nay là những hôm họ thong thả thanh nhàn, áo tứ thân
khép nếp, họ đeo hoa vàng, sà tích bạc, họ cố làm cho thân hình thêm
duyên dáng, cử chỉ thêm dịu dàng. Họ nói đùa với nhau, họ gán ghép
cho nhau những chàng trai làng hoặc trai thiên hạ!

Nhung ngày hội xong, ngày tết hết, họ lại trở lại cuộc đời cân cù

vất vả như mọi sự hy sinh của người phụ nữ Việt Nam.

 TRỒNG DÂU CHĂN TẰM

Nếu chúng ta có dịp xuôi theo dòng nước trên các sông miền Bắc, từ
sông Đuống đến sông Cầu, từ sông Nhuệ đến sông Thương, chúng
ta sẽ phải chú ý tới những ruộng dâu ở hai bờ ven sông. Nếu phong
cảnh hai bên bờ của mỗi dòng sông được thay đổi bởi núi cao rừng
rậm ở miền thượng du, thì khi dòng sông chảy tới Trung du, ăn về
đồng bằng những cánh núi rừng cao rậm, đã được thay thế bằng
những ruộng ngô, ruộng đậu, và nhất là ruộng dâu. Ruộng dâu có
nhiều về mạn Trung du hơn. Có lẽ đất nửa núi nửa sông ở mạn này
hợp với cây dâu, và khí hậu ở nơi này cũng thuận tiện với nghề tầm
tang nhiều.

Nông tang là hai nghề cốt cán của những xứ nông nghiệp nhất là

những xứ kém mở mang về kỹ nghệ như nước ta. Người dân quê Việt
Nam, trăm người như một, đã thạo nghề nông họ lại biết cả nghề tầm
tang nữa.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.