Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn
76
Sách có câu “Tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn”, thì người dân
quê Việt Nam, nhất là ở miền Bắc, khi đã lo đến đói, tất nhiên họ phải
phòng tới rét. Bởi thế cho nên, muốn có ăn họ cấy lúa cày ruộng, và
muốn có mặc họ phải trồng dâu chăn tằm.
Trồng dâu chăn tằm liên quan rất nhiều tới đời sống hàng ngày
của người dân, nên ruộng dâu và guồng tơ đối với họ cũng quí giá
như đồng lúa và bịch thóc.
Người dân quê sống giữa ruộng dâu, cũng như sống bên ruộng
lúa, cạnh lạch nước, trên đám đậu, nương khoai.
Nhà em ở dưới đám mây,
Thân trên đám đậu, đầu cầu ngó qua.
Ngó qua nhà trống bên sông,
Thấy con bìm bịp khãn hồng quay tơ.
Dâu trồng bằng cành. Người trồng dâu, đốn cành ở các cây dâu
khác, dâm xuống đất, những cành đó nẩy mầm, bén rễ, rồi mọc cây.
Mỗi năm dâu phải đốn hai lần để chặt hết những cành già, thân
cỗi, cho những mầm non mọc lên, nẩy ra nhiều chồi nhiều lá. Lá dâu
xanh um, trông mơn mởn như lụa nõn. Lá dâu hái để nuôi tằm lấy tơ.
Vuờn dâu xanh ngắt, liên tiếp nhau ở cạnh những bờ sông, đón tia
nắng sớm, hứng ánh sương đêm, hút hơi ẩm bốc từ mặt sông khiến
lá dâu thêm tốt, tằm ăn sẽ đượm tơ.
Du khách xuôi dòng sông chỉ thấy những ruộng dâu bát ngát, xanh
xanh rồi lại xanh xanh. Giá có những buổi tiễn đưa chắc người đi kẻ ở
sẽ:
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Chi xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một mầu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai.