7 giờ tới 10 giờ: Bá tánh chiêm bái đức Thượng công và xin xăm.
10 giờ: Lễ cúng đức Thượng công
14 giờ 30: Hát tuồng Ngữ Vân Thiện thất thành Nam Dương
Ngày 2 tháng 8 Quý Mão (19-9-1963)
7 giờ tới 10 giờ: Bá tánh chiêm bái đức Thượng công và xin xăm
10 giờ: Lễ cúng đức Thượng công và chiến sĩ trận vong.
14 giờ 30: Hát tuồng: Tống tửu Ô Hắc Lợi đến lúc xử án Bàng Quí phi
Ngày 3 tháng 8 Quý Mão (20-9-1963)
7 giờ tới 10 giờ: Bá tánh chiêm bái đức Thượng công và xin xăm
Qua bản chương trình trên, ta thấy ban tổ chức đã dành rất nhiều thì giờ
cho dân chúng tới chiêm bái đức Tả quân và xin xăm. Mặc dầu thì giờ
nhiều nhưng trong suốt mấy ngày hội lúc nào lăng và đền cũng đông
nghẹt người tới lễ bái và thường phải chen chúc nhau. Khi xin xăm
khách phải chờ đợi kẻ trước người sau để quỳ khấn xin keo và lắc ống
thẻ.
Lòng dân ta rất sùng kính những vị anh hùng, đức Tả quân Lê Văn
Duyệt là một bậc tôi trung lại có công với dân với nước nên được đời đời
hương khói phụng thờ, và dân chúng luôn luôn tới lễ đền Ngài, viếng mộ
Ngài, không những trong dịp húy nhật của Ngài mà suốt quanh năm nhất
là vào dịp đầu xuân và những ngày ước vọng tuần tiết.
Chút ít sử liệu
Nói tới ngày hội Lăng Ông, lẽ tất nhiên phải nói qua tới thân thế và sự
nghiệp oanh liệt của Ngài.
TIỂU SỬ - Ông Lê Văn Duyệt sinh năm 1764 tại Rạch Gầm, nay là xã
Long Hưng, gần rạch Ông Hổ, tỉnh Định Tường (Tiền Giang) nhưng