Hàng năm đền Bắc Lệ mở cửa đền từ thượng tuần tháng Giêng cho tới
tháng Hai. Trong thời gian này, dân chúng miền xuôi kéo nhau lên lễ bái,
nhất là các bà Đồng kéo nhau tới lên đồng, hầu bóng.
Đây là một hội hoàn toàn về lễ bái và lên đồng.
Cách đền chính không xa, độ 200 thước có một ngôi đền nhỏ gọi là đền
Kẻng. Theo các người hàng năm thường tới đền lễ bái, đây là đền thờ cô
Ba Bấc Lệ, một vị công chúa. Trong những ngày hội đền Bắc Lệ, đền
Kẻng cũng mở cửa đền, và các con hương đệ tử tới lễ đền Bắc Lệ đều tới
đền Kẻng. Ở đây cũng lên đồng lên bóng, trừ tà, phát bùa để chữa bệnh
như ở đền chính.
Khi đền Bắc Lệ bắt đầu mở cửa đền, có đám rước từ đền Kẻng tới đền
chính. Đấy là cô Ba Bắc Lệ tới hầu đức Mẫu Thượng Ngàn.
(1) Xin xem Tinh thần trọng nghĩa phương Đông của soạn giả.
Lễ chùa Bảo Sanh Đại Đế
Chùa này, đúng ra phải gọi là đền, vì nơi đây không thờ Phật, mà lại thờ
một vị thần gốc Trung Hoa, dân chúng quen gọi là chùa Lào Yá. Chùa
tọa lạc tại xã Long Sơn, cách quận lỵ Tân Châu (An Giang) độ 4 cây số,
ở hữu ngạn rạch Cái Vùng, mặt chùa hướng ra vàm rạch. Lào Yá đã
được triều đình nhà Thanh sắc phong là Bảo Sanh Đại Đế.
Lào Yá chính là tiếng Triều Châu đọc theo hai chữ Lão gia. Tên thật của
ông không ai rõ, dân chúng trong vùng quen dùng hai tiếng Triều Châu
Lào Yá để gọi và cũng có người gọi kính cẩn là Quan Lớn hoặc Lão Y
nghĩa là một danh y từng trải, và thói quen này đã hầu như át hẳn bốn
chữ Bảo Sanh đại đế, xa lạ với quần chúng.
Chùa Lào Yá được lập nên gần một thế kỷ rồi và người dân rất tôn sùng
ông. Hàng năm vào ngày rằm tháng Giêng, dân chúng có cử hành lễ tại