Ngoài hai ngày lễ chính, chùa Ông Bổn cũng có một số bà con người
Hoa đến cúng chùa vào dịp Tết Nguyên Đán, Nguyên Tiêu, Rằm tháng
Chạp v.v... người Hoa ở thành phố tới lễ chùa, dự hội rất đông vui.
Thường vào dịp tết Nguyên Đán, các đội múa Rồng đến tổ chức biểu
diễn múa ngay sân chùa thu hút hàng ngàn người xem. Các đội võ thuật,
thể dục thế thao, cũng thường tổ chức các cuộc thi đấu tại sân chùa.
Vào Rằm tháng Giêng một số bà con người Hoa đến lễ chùa và xin vay
mượn tiền của các vị thần thánh trong chùa như ông Bổn, Quan Công
đem làm ăn buôn bán. Sự vay mượn này có tính chất tượng trưng, nhưng
đến cuối năm vào Rằm tháng Chạp, bà con đến chùa trả lễ rất đầy đủ cả
vốn lẫn lời bằng số tiền mặt bỏ vào các thùng phước sương. Vào dịp này
số người đến chùa Ông Bổn, cũng như nhiều chùa khác xin xăm, bói
toán khá nhộn nhịp.
Hội chùa Bà Thiên Hậu([1]) (Quần Tân Hội Quán)
Người Hẹ (hay người Hắc Ka) ở thành phố Sài Gòn- Chợ Lớn chỉ có một
chùa duy nhất, đó là Quần Tân Hội Quán, thờ Bà Thiên Hậu, ở số 2,
đường Lý Thường Kiệt, Gò Vấp. Đây cũng là Hội quán duy nhất của
người Hẹ ở thành phố nằm ngoài vùng Chợ Lớn.
Theo nhiều tác giả thì người Hẹ có gốc ở miền Bắc Trung Quốc, từ từ đi
dần về phía Nam khoảng thế kỷ thứ XIII. Người Hẹ thuộc dân tộc Hán.
Đến miền Nam Trung Quốc, người Hẹ ở khắp nơi, xen kẽ vào người các
tỉnh khác. Hiện nay ở thành phố nhóm người Hẹ có nhiều gốc như Hẹ ở
Quáng Đông, Hẹ ở Phước Kiến, Hẹ ở Triết Giang, Hẹ ở Quảng Tây.
Thậm chí một số người Hẹ cũng không biết mình gốc ở tỉnh nào.
Các khúc ca của người Hẹ thường mang màu sắc giống dân ca của
những người ở vùng sơn nguyên. Có lẽ gốc của họ là cư dân chăn nuôi,
hẳn vì vậy người Hẹ làm nghề thuộc da rất giỏi.
Chùa Bà của người Hẹ ở sát ngay chợ Gò Vấp và nằm sau lưng một
miếu nhỏ, gọi là miếu Thất Phủ cũng của người Hoa.