Chùa không có quy mô lớn, chiều dài khoảng 30m, ngang 20m.
Phía trong cùng của Chính Điện là 3 bàn thờ.
Chính giữa là bàn thờ Bà Thiên Hậu. Tượng Bà Thiên Hậu cao 1m20,
làm bằng vôi trộn với đất, hiện nay còn khá tốt. Bên ngoài tượng được
khoác áo thêu kim tuyến. Áo Bà Thiên Hậu được thay hàng năm.
Bên phải Bà Thiên Hậu là bàn thờ Bà Kim Hoa. Theo người quản lý
chùa, Bà Kim Hoa là vị thần lo về việc sanh con đẻ cái. Tượng Bà Kim
Hoa cao khoảng 0,80m, cũng bằng cát trộn vôi và sơn mầu - bên phải Bà
Thiên Hậu là bàn thờ ông Thần Tài - Tượng Thần Tài cao bằng tượng Bà
Kim Hoa.
Các bàn thờ này có trang thờ và bao lam được trổ một số hình ảnh về
cây, lá trúc – Được biết các trang thờ này được đặt làm ở Chợ Lớn vào
khoảng cuối thế kỷ 19.
Cũng như những chùa Hoa khác thờ Bà Thiên Hậu, ngày lễ chính của
Quần Tân Hội Quán là ngày 23 tháng Ba (âm lịch). Những ngày Tết
Nguyên đán, Nguyên Tiêu cũng có đông người đến chùa - Ngày rằm
tháng 7 và rằm tháng 11 âm lịch cũng có đông người hơn những ngày
rằm khác. Ngày Rằm tháng 7 là ngày lễ cúng cô hồn của người Hoa.
Riêng ngày Rằm tháng 11, được người Hẹ chọn làm ngày trả lễ cho Bà
Thiên Hậu - Theo tục lệ chung của người Hoa, ngày Rằm tháng Giêng
được chọn làm ngày đi vay tiền của Bà Thiên Hậu, hoặc của ông Quan
Công để làm ăn trong suốt năm - Thực ra việc vay tiền chỉ để tượng
trưng, nhưng đến cuối năm thì phải trả lễ và bắt buộc phải trả đúng lời
hứa và thường là rất hậu hĩ. Đối với người Quảng Đông, Triều Châu,
Quảng Tây, Phước Kiến, Hải Nam thì thường trả lễ cuối năm vào tháng
Chạp, riêng người Hẹ thì trả vào rằm tháng 11.
Vào ngày vía Bà Thiên Hậu ở chùa Hẹ cũng có nét khác hơn các chùa
khác. Do số người Hẹ ở rải rác các nơi, nên đến ngày này, ở chùa tổ chức
họp mặt ăn uống để người Hẹ có dịp gặp gỡ nhau. Về lễ nghi, ngày vía