Trên là thuật theo thần tích xã Từ Trọng.
Theo ông Phan Kế Bính trong Nam Hải dị nhân, khi vua Lý Thái Tôn đi
đánh Chiêm Thành trở về, định phong thưởng cho ông, nhưng ông từ
chối, không nhận tước thưởng, xin đứng ở trên núi Băng Sơn, ném một
thanh đao ra ngoài hễ rơi xuống chỗ nào, thì xin đất đến đấy để lập
nghiệp.
''Vua ưng cho như thế. Phụng Hiểu đứng ở trên núi, ném một thanh đao
ra ngoài mười dặm, sa xuống cắm vào làng Đa Mỹ. Vua mới ban ruộng
thưởng cho đến chỗ cắm đao tính ra được hơn nghìn mẫu.
Từ đấy ruộng thưởng cho công thần gọi là ruộng thác đao (nghĩa là cắm
đao) là do sự tích ấy. Phụng Hiểu hết lòng thờ vua, biết điều gì nói điều
ấy, mà động đi đánh trận nào cũng được. Đến năm 77 tuổi mới mất. Dân
làng lập miếu thờ làm Phúc Thần, lịch triều có phong tặng cả.''
Qua thần tích và sự tích kể trên, tuy có điều hơi dị biệt, nhưng tựu trung
ông Lê Phụng Hiểu vẫn đã là một bực trung thần phò vua giúp nước nên
được dân chúng đời đời hương khói phụng thờ.
Trở lại thần tích, theo các cụ kể lại thì bó củi ông Lê Phụng Hiểu ném
vào kẻ Buông dần dần mọc thành một rừng cây nay gọi là rừng Buông.
Còn bó tre có con cò trắng ném vào thôn Hạc Đình nay mọc thành một
rừng tre được đặt tên là rừng Trúc Cương, nhưng dân làng Từ Trọng
quen tục gọi là rừng Mã Cương.
Rừng Mã Cương có rất nhiêu cò vạc, chúng oang oác kêu suốt đêm ngày
như muốn nhắc lại công trạng hiển hách của Đô Thống Thượng Tướng
Quân Lê Phụng Hiểu, mà đền thờ ở ngay ven rừng tục gọi là đền Mã
Cương. Các cụ bảo đấy là cháu chắt con cò đã đậu trên bụi tre thuở
trước.
Tục lệ ngày hội