cử người đi rước lợn. Đây là những người đàn anh trong giáp thuộc ba
bàn[1]. Đi rước lợn không phải đi bắt lợn với thòng lọng và thừng chão
như các ông đồ tể, trói gô lợn lại mang đi.
Rước lợn, các vị quan viên hàng giáp phải mang tới nhà nuôi lợn một
chiếc cũi bên ngoài có phủ nhiễu điều. Chiếc cũi này mang đặt vào
chuồng lợn, bỏ nhiễu phủ ngoài đi, rồi các quan viên hàng giáp phải
khéo léo lừa cho ''Ông'' vào cũi. Ông đã vào cũi rồi, cửa cũi đóng lại,
nhiễu điều lại phủ trở lại lên trên cũi. Mười hai vị quan viên cùng nhau
khiêng cũi rước ''Ông'' ra đình, đặt ''Ông'' ngay ở nhà tiền tế, châu đầu
vào bàn thờ. Tục rước Ông cử hành vào đêm mồng 5 tháng Giêng.
Sau đó, có lễ trình với thần linh sự hiện diện của hai ''Ông'' tại đình làng.
Chém lợn
Lễ chém hai ''Ông'' cử hành vào ngày mồng 6 tháng Giêng lúc buổi trưa.
Để dùng trong việc này, làng dành riêng hai con dao cho hai giáp. Hai
con dao đánh bằng thép già thật sắc, quanh năm để thờ trong đình. Đây
là loại dao dài có cán.
Lúc cử hành lễ chém hai Ông, nhiễu điều phủ trên hai chiếc cũi bỏ đi, và
ở ngay đình trung có bắc một chiếc bếp lớn, trên bếp có nồi nước mắm
đang sôi.
Một giáp cử một thanh niên khỏe mạnh trong việc chém ông. Hai thanh
niên này lăm lăm cầm sẵn trong tay mỗi người một con dao thờ.
Dân hai giáp ngồi đứng hai bên mé bàn thờ trên sàn đình để dự cuộc
chém hai ''Ông''. Mấy quan viên mỗi giáp đứng ở ngay nhà tiền tế, có
nhiệm vụ xua làm sao cho ông ở trong thò đầu ra ngoài cũi. Lập tức
chàng trai đao phủ lúc đó hờm sẵn, hoa dao lên, hạ xuống một cái mạnh,
một tiếng ''phập'' lập tức đầu ''Ông'' và hai cẳng trước dứt rời khỏi thân,
lối chém y hệt lúc sinh thời, trong cơn đói lòng ở núi Nghè, Lý Công đã