chém con lợn chạy qua. Lại phải lựa sao, khi chém như vậy mà không
chạm vào lòng lợn mới đúng.
Ông của giáp này bị hạ trước, Ông của giáp kia bị hạ sau ngay liền đó.
Tưởng cũng cần nói thêm, trước khi cử hành lễ chém Ông phải có lễ
khấn đức Thành hoàng và hai thanh niên được cử vào nhiệm vụ đao phủ
cũng phải lễ thần để tạ ơn vì đã được sung vào công việc hiếm hoi nhất
niên nhất lệ này.
Lợn chém xong đem lột da, nhúng vào nồi nước mắm đang đun sôi đem
dâng làm lễ tế thần...
Tế thần xong, các bô lão và các quan viên thừa hưởng lộc thánh tại đình,
ngoài ra còn dùng làm phần chia cho dân hai giáp.
Dân làng cũng dùng một số thịt heo làm phần biếu quan viên bô lão làng
Dương Ổ, nằm trên quốc lộ số 1, cách tỉnh lỵ Bắc Ninh chừng hai cây số
về phía Hà Nội. Làng Dương Ổ, tục gọi là làng Ổ, có lệ giao hiếu với
làng Niệm Thượng. Tương truyền rằng xưa kia Lý Công có một người
yêu là bà chúa làng Dương Ổ.
Tắt đèn, đốt đuốc, đội xôi
Đây cũng là một cổ tục đặc biệt của làng Ném. Cổ tục này thể hiện vào
đêm mồng 5 tháng Giêng, quãng tám chín giờ tối, nghĩa là sau bữa cơm
chiều rất lâu. Chính ra đây là một cuộc thi thổi xôi giữa hai giáp. Thổi
xôi ở ngay tại trong đình, hai giáp cử người đại diện phụ trách công việc
này.
Gạo nếp dùng để thổi xôi là thứ nếp thơm, hạt to, miền Bắc gọi là nếp
Cái. Gạo được lựa kỹ từng hạt, không còn một chút trấu thóc nào lẫn
vào.
Lúc hai giáp thổi xôi, trong đình đèn nến sáng trưng và dân hai giáp bu
quanh để chờ đợi kết quả. Hai giáp đều cố gắng thổi sao cho chõ xôi của