bệnh nhân uống, ai cũng khỏi bệnh cả, cứu được vài trăm người làng ông
Đình. Người già người trẻ làng ấy đều đến lạy tạ mà xin làm thần tử...
Được phong và thờ ở đền Đa Hòa và ông Đình[5].
Chử Đồng Tử Thượng Đẳn Đại Vương chí thánh tôn thần.
Tiên Dung Công Chúa Thượng Đẳng Thiên tiên tôn thần.
Nội Trạch Tây Cung Công Chúa huyền diệu tôn thần.
Từ đó về sau sinh hóa làm thánh hay Tiên mãi mãi, kể là vị thứ hai trong
bốn Bất Tử (Tản Viên, Chử Đồng Tử, Phù Đổng, Liễu Hạnh) của nước
Việt ta. Trải qua các triều Đinh, Lý, Trần, Lê có phù hộ cho nước, cứu
dân độ thế rất linh ứng, nên đời vua nào cũng phong tên đẹp, hàng năm
Quốc Tế hai kỳ xuân thu mãi mãi vô cùng.
Kiêng kỵ sáu chữ Đồng Tử, Tiên Dung, Tây Cung và cấm mặc hai sắc
vàng đỏ.
Đền chính Dạ Trạch ở làng Đa Hòa, tổng Mễ Sở, huyện Đông An[6] tám
xã thờ chung.''
(Theo bản thần tích xã Đa Hòa)
(Ngọc Phả Chử Đồng Tử, Tiên Dung và Tây Cung thuộc triều Hùng
Vương- chép theo chính bản của bộ Lễ triều Nguyễn)[7].
Thần tích trên có ghi tại xã Đa Hòa cũng như nhiều xã khác, trong đó có
Tự Nhiên Châu Xã.
Tục lệ ngày hội
Hội làng Tự Nhiên nhắc lại cho dân chúng nhớ tới thần tích trên, và
trong khi mở hội, ngoài những việc tế lễ tất nhiên có những cổ tục riêng
của dân làng.
Đám rước bảy kiệu