NẾP CŨ, HỘI HÈ ĐÌNH ĐÁM - Trang 336

Ông Thái Văn Kiểm đã viết về lễ này qua những điêu ông được chứng
kiến ở Vàm Láng vào năm 1957[5]:

''Ông Hương Cả, mặc lễ phục, khấn với ông xin thỉnh ngọc cốt lên chùa.

''Một keo âm dương bằng hai đồng tiền, gieo trong một chiếc đĩa nhỏ,
nếu được nhất âm nhất dương là ông ưng thuận.

''Lúc đó người ta mới thượng ngọc cốt, xương cốt của ông được bày trên
một chiếc nong và được rửa hai lần bằng nước hoa và nước ngũ vị hương
nóng.

''Những bộ phận của hài cốt được gói trong vải đỏ cùng với vàng mã và
đặt trong nhiều chiếc quan tài lớn di chuyển vào chùa''.

Sau lễ thỉnh ngọc cốt, ngày hôm sau có lễ rước Ông theo như tục lệ vẫn
được cử hành trong những ngày hội vào đêm ngày 15 rạng ngày 16 tháng
Sáu tại nơi đây.

Cá voi với ngư dân Vàm Láng

Như trên đã trình bày, Kiểng Phước bao gồm cả Vàm Láng là một trong
ba xã đã nhận được sắc phong của vua Gia Long để thờ phụng cá voi.

Ngoài sắc phong, cá voi đối với Vàm Láng còn có nhiều liên hệ khác.
Dân chúng nơi đây thuật lại rằng trước đây thời ông Huỳnh Văn Bính
lãnh đạo ngư dân Vàm Láng có một lần trời mưa liên tiếp trong ba ngày.
Theo kinh nghiệm, đây là điềm báo có cá voi đạt vào bờ, lập tức ông phụ
tá của ông Bính, ông Vạn vượt sông Soài Rạp qua phía làng Đông Hòa
thuộc tỉnh Gia Định (thành phố Hồ Chí Minh) để tìm kiếm. Ông đã thấy
một xác cá voi, chỉ có một khúc giữa, riêng khúc giữa này đã to bằng
một chiếc thuyền lớn. Ông điều động ngư dân di chuyển khúc xác này về
xã Kiến Phước và để chờ cho thịt rữa, hốt cốt vào một chiếc quan tài thờ
ở Vàm Láng, cốt này còn tồn tại cho tới ngày nay, luôn luôn được sự tôn
kính của dân làng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.