Một lát sau, Mạnh hắt hơi. Những ngọn đuốc tập trung quanh nơi đó đã
giúp đám ngư dân thấy xác ông.
Xác này được đi chuyển về chùa Vàm Láng. Ở đây Sự đã nhận ra chính
là cái xác cá mình đã thả trở lại biển cách đây chín ngày khi anh ta tung
lưới đánh cá. Xác còn nguyên vẹn chưa bị tan rữa, ruồi kiến đều không
bu tới.
Tang lễ đã cử hành. Sự và Mạnh đóng vai hiếu chủ thọ tang. Hài cốt của
cá voi này được thờ cùng một nơi với phần hài cốt của cá voi đã nói trên.
Sau đó Sự và Mạnh làm ăn thịnh đạt, mỗi lần ra khơi đánh cá đều có kết
quả tốt. Con cháu các ông này, cho đến trước năm 1945 vẫn sinh hoạt
thịnh vượng ở Kiểng Phước.
Ngư dân Vàm Láng luôn luôn được sự che chở của cá Ông. Nhiều người
đi biển gặp tai nạn đã được cá Ông cứu.
Đám rước cá voi
Vàm Láng thờ cá voi, hàng năm có lễ rước cá voi trong đêm hôm rằm
rạng ngày 16 tháng Sáu âm lịch. Ông Gamichon trong tập san Indochine,
số 112, đề ngày 22-10-1942 có thuật lại buổi lễ được cử hành trong tháng
Sáu âm lịch năm đó, năm Nhâm Ngọ, theo Tây lịch là đêm 27 rạng ngày
28 tháng 7 năm 1942.
''Cuộc lễ bắt đầu ở ngay nơi thờ phụng Ông vào lúc 11 giờ đêm, có các
nhà sư tụng kinh. Lễ vật gồm vàng mã bánh trái bày la liệt trên một chiếc
giá đặt trước bàn thờ.
''Chư sư tụng kinh vào khoảng một tiếng đồng hồ, sau đó vàng mã được
đem hóa, bánh trái chia cho trẻ em trong làng.
''Đúng một giờ sáng là lễ Nghênh Ông:
''Một chiếc thuyền trang hoàng lộng lẫy có đặt bàn thờ với đồ lễ mặn,
heo quay và các đồ lễ khác dùng đề rước Ông, chở ông Hương Cả, các