lập biệt xã hơn 100 năm nay. Từ chỗ rẽ này, độ 500 thước nữa là tới đình
Kim, đình làng Thị Cầu và nơi đây cũng là trung tâm điểm của làng.
Đình Kim là một ngôi đình cổ đồ sộ được liệt vào hàng cổ tích, theo dân
làng xây từ đời nhà Lý. Đình trông thẳng ra đường cái. Bên trái đình, là
chợ Thị Cầu, một ngôi chợ to lớn rộng rãi, một tháng họp sáu phiên lớn
để mua bán gia súc: trâu, bò, heo... vào các ngày 3, và ngày 8, còn ngoài
ra hàng ngày chợ vẫn họp giữa dân làng và các xã lân cận.
Làng Thị Cầu nằm giữa thung lũng của hai ngọn núi Thiềm Sơn và Chu
Sơn, với một dân số khá đông, không kể phụ nữ và lão ấu, làng có 1.500
xuất đinh, làng không giàu nhưng sầm uất, dân làng có nghề làm pháo,
ngoài nghề nông, và phụ nữ Thị Cầu buôn bán đảm đang có tiếng. Các
bà đi chợ nuôi chồng, sự đảm của gái Thị Cầu được nhắc nhở qua mấy
câu ca dao:
Em là con gái Thị Cầu,
Em đi bán chỉ ở đầu đinh Kim.
Trai Đáp Cầu đi thầu nuôi vơ,
Gái Thị Cầu đi chợ nuôi chồng.
Đã đảm đang, con gái Thị Cầu lại xinh đẹp duyên dáng, khi các cô đi
chợ ở các làng bên, nhiều chàng trai thường say mê các cô, có khi đến
tương tư:
Thị Cầu có quả cau đầu,
Ném sang Cồ Mễ ốm đau cả làng
Quả cau đầu đây là cô gái mới lớn, cô đi buôn bán qua làng Cổ Mễ, cách
đó chừng 2 cây số, tất cả trai làng này đã say mê đến tương tư.
Thần tích