Làng Thị Cầu mở hội từ ngày mồng 7 tháng Tám bắt đầu bằng cuộc rước
nước. Ngày hôm nay làng làm lễ cáo yết, rồi rước nước cử hành, nước
lấy ở sông Như Nguyệt, và ngày hôm đó, vào buổi chầu là lễ mộc dục.
Lễ mộc dục cử hành ở đền Sim, xây ở lưng chừng núi Thiềm, mặt đen
quay về hướng Tây. Đền Sim mới chính là nơi thần linh bằng y an ngự,
còn đền Kim chỉ là nơi thờ vọng.[1]
Lễ mộc dục, tế gia quan thực hiện ở đền Sim. Ngày mồng 8 tháng Tám,
dân làng rước thần vê đình Kim và ở đây mọi cuộc tế lễ theo nghi thức
được cử hành trong suốt thời gian mở hội.
Ngày mồng mười dân làng rước thần tới yết Phật ở chùa Điều, nơi đầu
làng. Thần vị lưu lại chùa một đêm nghe kinh và sáng ngày 11, dân làng
lại rước thần trở lại đình Kim.
Trong khi làng Thị Cầu mở hội, làng Nam Ngạn bên kia sông cũng mở
hội. Trong thời gian này, do ước định trước, ban hội đồng làng Nam
Ngạn có sang lễ thần ở làng Thị Cầu, có năm có đám rước từ làng Nam
Ngạn sang Thị Cầu, và trái lại cũng có năm, làng Thị Cầu rước thần sang
làng Nam Ngạn.
Rước sách tế lễ với những trò vui cổ truyền cho đến hết đêm 16 tháng
Tám.
Ca nhi hát thờ và lệ thưởng tiền
Kể từ ngày mồng tám, Thần linh ngự tại đình làng dân làng cắt cử một số
các quan viên luôn luôn túc trực tại đình để trông nom việc phụng tự.
Suốt trong những đêm này dân làng mời ca nhi hát thờ thần. Ca nhi hát,
dân làng đã có tiền thù lao, nhưng ngoài món tiền thù lao này, làng còn lệ
thưởng tiền cho quản giáp và các đào nương.
Trong khi ca nhi hát thờ, các bậc đàn anh trong làng luân phiên cầm
trống chầu, thường hát thờ là hát ả đào. Lệ thưởng tiền quản giáp và các
đào nương là một lệ đặc biệt và cũng rất vui. Lệ này không phải đêm nào