Đức Thánh Tam Giang tên thật là Trương Hát, một tướng tài, em của
tướng Trương Hống, đời Tín Lý. Khi Triệu Việt Vương tiếp theo sự
nghiệp của Tiền Lý Nam Đế chống quân Tàu, Trương Hống và em là
Trương Hát cùng đi theo và đã lập được nhiều công trạng trong việc
đánh đuổi quân giặc. Sau này, Lý Phật Tử phản ước đánh thắng Triệu
Việt Vương, anh em họ Trương không ai chịu ra giúp Phật Tử, bỏ trốn
vào núi Phù Long. Lý Phật Tử, lúc đó là Hậu Lý Nam Đế vời hai ông
không được liền tìm cách sát hại. Hai ông đều uống thuốc độc tự tử.
Về sau, Nam tấn Vương Ngô Xương Văn sắc phong cho cả hai anh em:
Trương Hống tước Đại Đương Giang đô hộ quốc thần vương và sai lập
đền thờ ở cửa sông Như Nguyệt, Trương Hát tước Tiểu Dương Giang đô
hộ quốc thần vương và sai lập đền thờ ở cửa sông Nam quận, tức là sông
Thương ngày nay, và đền thờ này ở làng Phượng Nhỡn, huyện Yên Dũng
tỉnh Bắc Giang.
Hai ông quê ở xã Vân Mẫu, tổng Vân Mẫu, huyện Võ Giàng tỉnh Bắc
Ninh. Sở dĩ dân làng dùng danh từ Thánh Tam Giang vì đền thờ chính
của Trương Hát ở xã Phượng Nhỡn, huyện Phượng Nhỡn tỉnh Bắc
Giang, tại cửa sông Tam Giang (sông Thương).
Tại miền Bắc, rất nhiều làng thờ hai vị này, trong số đó có làng Thị Cầu
thờ Tiểu Dương Giang ở bên này sông và ở bên kia sông, đối diện với
Tân ấp của làng Thị Cầu, làng Nam Ngạn, thờ Đại Dương Giang.
Danh từ Đức Thánh Tam Giang thường dùng để chỉ cả hai vị, và Tam
Giang đây là ba con sông Thương, sông Cầu (Như Nguyệt) và sông
Đuống, hai vị được coi là thần của cả ba con sông này.
Làng Thị Cầu và làng Nam Ngạn thờ hai anh em Đại Tiểu Dương Giang
nên hai làng có tục giao hiếu với nhau, trong những kỳ hội hè, làng nọ
phải rước sang làng kia.
Thời gian mở hội và các cổ tục