Mấy ngày trước khi đem lợn trình làng tế thần, phải giữ cho lợn thật sạch
sẽ tinh khiết. Trong những ngày này, các ông Húc Bờ cũng như các vị
khao Thọ cho lợn ăn đậu phụ và bún để chúng béo mập thêm.
Ngày khao Thọ, những ông Húc Bờ và các vị khao Thọ không có ông
Đô trình làng sẽ bị phạt vạ, và lệ phạt vạ ở làng này cũng rất là đặc biệt:
người bị phạt vạ phải làm đô vật trong ngày lễ. Chính vì sự bắt buộc làm
đô vật mà người làng dùng danh từ ông Đô để chỉ những con lợn, nhờ
chúng mà các ông Húc Bờ và các vị khao Thọ khỏi phải sưng chân đánh
vật.
Với tục phạt vạ lạ lùng này, người phương xa cho là phong kiến, nhưng
đây chính là một tập tục thúc đẩy dân làng phải cần kiệm làm ăn dành
dụm để có đủ món tiền mua lợn giống nuôi để trình làng nhân dịp lên
tuổi bốn mươi, và nhân dịp khao Thọ. Bắt đầu dành dụm để có tiền mua
lợn giống, nhưng rồi cần kiệm dành dụm trở thành thói quen, ai về già
cũng có một món tiền tuy không to lớn, nhưng cũng đủ chi dùng khỏi
nhờ vả tới con cháu. Thực ra, xưa nay chưa ai phải chịu vạ làng vì thiếu
ông ĐÔ trình làng trong dịp lễ thần cuối năm.
Thi ông Đô
Như đã trình bày, mấy ngày trước khi trình làng các ông Đô được ăn đậu
phụ và ăn bún. Đặc biệt hơn cả là phiên chợ Thổ Tang ngày 16 tháng
Chạp, các ông được đưa ra chợ để ăn một mẻ đậu phụ và bún thỏa thích.
Chợ Thổ Tang là một chợ lớn thuộc phủ Vĩnh Tường, quanh năm đã
đông, ngày phiên 16 tháng Chạp lại càng đông hơn. Người làng và người
quanh vùng nô nức kéo nhau đi xem hội. Các ông được dắt đi quanh chợ,
cho ăn no nê, rồi đến gần trưa, tất cả các ông Đô đều được tập trung vào
một địa điểm. Nơi đây các ông được một hội đồng gồm các kỳ mục và
bô lão trong làng chấm thi lựa chọn kỹ càng, những ông được giải sẽ
được dùng để tế các vị Thành hoàng và Thần Hổ.
Tại nơi tập trung này, những người săn sóc ông Đô còn mang theo những
chậu đậu phụ và bún, và các ông Đô tiếp tục ăn trong khi hội đồng cứ lựa