NẾP CŨ, HỘI HÈ ĐÌNH ĐÁM - Trang 470

Cuộc ganh đua giữa hai giáp trong làng do đó rất gay go và tráng đinh
hai giáp đều hăng hái đem sức mạnh để kéo cho được đối phương. Cuộc
kéo co ngoài các cụ và các quan viên trong làng chứng kiến còn có thiên
hạ tới xem hội vây quanh.

Sau ba keo kéo co, dân làng đốt một bánh pháo để mừng bên thắng, và
các em gái trong làng cũng không ngớt ngợi khen những chàng trai thắng
cuộc!

Còn nhiều nơi khác có tục kéo co. Có nơi người ta không dùng cột trụ
hoặc dây song, hoặc bất cứ một vật gì, người ta lấy tay người và lấy sức
người trực tiếp kéo co. Hai người đứng đầu hai bên nắm lấy tay nhau, tay
phải người nọ nắm tay trái người kia, còn các người sau ôm vào bụng
người trước để kéo, bên nào kéo được đối phương về bên mình là được.

Đang giữa cuộc, một người ở bên nào bị đứt dây là thua bên kia, vì sức
kéo bị giảm đi và chỗ dây đứt chưa kịp nối lại, nghĩa là người tuột tay
chưa kịp ôm lại người đằng trước thì bên mình đã bị thua. Hai người
đứng đầu gọi là hai người đầu dây, hai người này phải là hai người khỏe
mạnh.

Trung bình tiên

Trung bình tiên là một cây gậy dài, khi sử dụng người chơi gậy đứng ở
trung bình tấn, nghĩa là đứng giang hai chân đầu gối khuỵu xuống.

Đây là một cổ tục, nhưng chính ra là một môn thể thao, khi chơi hai
người đấu với nhau, rất được thanh niên đồng quê ưa chuộng.

Cây Trung bình tiên dài vào khoảng hơn hai thước, lúc đấu người ta gọi
là đấu roi, có những miếng đánh miếng đỡ, nước tiến nước thoái để lựa
địch thủ.

Thường tại các hội quê, khi có đấu trung bình tiên dân làng đều có treo
giải đánh vật hoặc giải bơi thuyền hoặc như nhiều cuộc vui xuân khác
vậy. Các võ sĩ dự cuộc đấu roi, vì giải thưởng thì ít, vì tinh thần thượng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.