Tính hợp quần và tính đoàn kết qua một số các cổ
tục Việt Nam
Ca dao ta có câu:
Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Và trong các câu chuyện cổ, chúng ta có truyện bó đũa để chứng tỏ sự
hợp quần và sự đoàn kết gây nên sức mạnh.
Trong sách sử, nhiêu câu chuyện được ghi chép dù đây là truyện nước
ngoài để chứng tỏ đoàn kết luôn luôn là sống, và chia rẽ đi đến sự tan rã.
Truyện ba anh em họ Điền chung sống với nhau cảnh nhà hòa hợp, cây
cỏ xanh tươi, đến khi ba anh em định chia gia tài, mỗi người ra ở riêng
thì cây cổ thụ rườm rà trước sân nhà héo chết. Lại câu chuyện ông
Trương Công Nghệ, chín đời ăn ở với nhau vẫn hoà hợp, quả thật đã là
một tấm gương cho những gia đình lục đục chia rẽ nhau tự ngắm. Gia
đình đoàn kết và hợp quần trong phạm vi nhỏ, làng xã đoàn kết và hợp
quần trong phạm vi lớn hơn, và bao trùm trên làng xã là quốc gia. Dân
chúng trong một nước có hợp quần mới thực hiện được công việc chung,
có đoàn kết mới đủ sức mạnh chống giữ nước. Trong lịch sử, gương triều
Trần toàn dân đoàn kết, ba lần đánh tan quân Mông Cổ, đáng để các triều
đại về sau noi theo.
Cuối triều Trần, nhân tâm ly tán, kẻ theo họ Hồ kẻ trung thành với nhà
Trần, tiềm lực quốc gia suy yếu nên khi quân Minh sang xâm chiếm đất
nước đã mất.
Có lẽ tiền nhân đã nghĩ đến sự cần thiết để con cháu phải luôn luôn hợp
quần và đoàn kết với nhau, nên trong các tục lệ để lại, các cụ đã có nhiều
tục lệ cổ võ cho sự hợp quần và đoàn kết, hợp quần và đoàn kết để trước