Hàng xó và hàng ngõ gồm những thanh niên đàn ông từ 18 tuổi trở lên ở
cùng một xóm hoặc cùng một ngõ.
Phường, họ, hội, giáp, hàng xóm, hàng ngõ đều đã là những tổ chức phổ
thông tại miền quê Việt Nam, đôi khi tại ngay các nơi thành thị như 36
phố phường ở Hà Nội, nhưng bên những tổ chức trên, còn có những tục
lệ riêng cho tìm địa phương, những tục lệ chỉ xuất hiện trong những ngày
Hội hè đình đám, nhưng đã nhắc nhở người dân Việt Nam tới tinh thần
đoàn kết và hợp quần.
Đây thường là những trò vui chung xuất hiện trong các hội làng, hoặc
qua những cuộc ganh đua, hoặc qua những cuộc vui tất cả mọi người
cùng tham dự và cùng có một đối tượng chung.
Những cuộc ganh đua
Đây là những trò vui trong đó dân làng chia làm đôi ba phe rồi cùng
ganh tài với nhau để phân hơn kém định giải. Ở đây mỗi phe muốn thắng
tất nhiên phải có một sự hòa hợp đoàn kết giữa người trong phe và phải
chịu sự chỉ huy chung của một người.
Ở đây chúng ta có thể nhắc tới tục Đánh Phết ở các làng Thượng Lạp,
Bích Đại, phủ Vĩnh Tường, tỉnh Phúc Yên (Vĩnh Phú). Đây là một cổ tục
tương truyền lưu lại từ đời Hai Bà Trưng. Hai bà trong khi nổi lên chống
Tô Định muốn có những đoàn nữ binh can đảm và kiêu hùng chẳng kém
gì nam binh, nên đã có một du hí ầm ĩ và đầy chiến đấu tính nhầm cũng
đầy hợp quần và đoàn kết tính. Đôi bên chơi Phết, người mỗi bên phải
người nọ dựa vào người kia, phải ăn ý với nhau mới thắng được đối
phương.
Trong tục thi thuyền trên sông Lô tại hội Bạch Hạc, tỉnh Vĩnh Yên, cũng
là một tục lệ trong đó các người tham dự trong một giáp phải cần hòa
hợp với nhau, có sự đoàn kết để chịu sự chỉ huy của người đứng mũi
chịu sào.
Xin nhắc sơ qua tục này.