Tục đánh cá tập thể này rất vui. Ngày hội đánh cá, cả làng đều xuống
ngòi đuổi cá chung, bất kỳ già trẻ, và cũng không phân biệt người thôn
nào, làng này có ba thôn Thượng, Trung và Hạ.
Xuống ngòi đánh cá, mỗi người giữ một phần việc, người chăng lưới,
người úp nơm, người xua cá về phía lưới chăng.
Các cô gái làng với nụ cười hớn hở, chở thuyền nan đi khắp mọi chỗ để
mang cá về bến trước cửa đình.
Cá đánh được, dâng cúng tại đình rồi dân làng chia nhau, mỗi người mỗi
suất.
Hai tục đi săn và đánh cá nêu trên không phải chỉ có ở một vài nơi, thực
ra tại nhiều xã ven sông, ven rừng đều có những tục này, nó tạo nên cuộc
vui tập thể để hàng năm dân làng có dịp gặp gỡ nhau.
Tại hai xã Quần Tin và Bàn Thạch, tỉnh Thanh Hoá chẳng hạn, hai xã
này nằm dưới chân những đồi núi đầu tiên của dãy Trường Sơn. Hai xã
thờ chung một thành hoàng, có chung tục đi săn trước khi mở hội tế thần,
những thú vật săn được dùng làm đồ lễ. Tế lễ xong, thịt thú được chia
đồng đều cho mọi gia đình đã tham gia vào cuộc đi săn chung của cả hai
làng.
Săn cuốc
Trong những cuộc vui tập thể để khuyến khích tinh thần đoàn kết và hợp
quần, tôi tưởng cũng nhắc tới tục săn cuốc ở các làng Yên Đổ tỉnh Hà
Nam, làng Trà Xuyên, tỉnh Bắc Ninh (Hà Bắc), làng Tích Sơn, phủ Hưng
Hóa, tỉnh Phú Thọ (Vĩnh Phú).
Đốn củi
Như trên đã trình bày, tại vùng Nghệ Tĩnh và nhiều nơi khác, các nghề
nghiệp được tổ chức thành phường, và tại những phường này, các
phường viên thường làm việc chung với nhau, tuy có khi phần ai người