làng, những tay săn tổ chức thành Phường, đứng đầu là ông Trùm
phường mỗi năm lại thông báo trước cho dân làng biết ngày mở màn
mùa săn.
Đúng ngày ấn định, ông cho đánh trống triệu tập phường viên tới nhà.
Các phường viên kéo nhau tới với đầy đủ súng, lưới và cả chó săn nữa.
Khi phường săn đã tề tựu đủ mặt, có thêm cả dân làng tuy không có chân
trong phường, nhưng cũng dự cuộc săn tập thể khai mạc cho mùa săn,
ông Trùm phường ra lệnh cho mọi người cùng kéo nhau vào rừng, phân
nhau đi các ngả, chăng lưới, xua chó đuổi thú.
Cuộc săn kéo dài đến chiều, và những dã thú săn được dù ít nhiều cũng
chia đều cho tất cả phường và người làng đã dự cuộc săn.
Trong cuộc săn tập thể mọi người phải hỗ trợ nhau, việc phân công do
ông Trùm phường cắt đặt. Cuộc săn bao giờ cũng thành công.
Đánh cá
Chúng tôi đã nói tới tục đánh cá tập thể tại làng Cung Thuận tỉnh Sơn
Tây (Hà Tây), nơi có đền thờ Tản Viên sơn thần, trong hội làng này. Ở
đây chúng tôi không nhắc tới nữa. Nói tới đánh cá tập thề, chúng tôi xin
nhắc tới tục làng Ngư Xá ở ven sông Nguyệt Đức. Làng này có một con
ngòi ăn thông ra sông, nhưng lòng ngòi lại thấp hơn mực nước sông, vì
ngòi từ trong núi chảy ra, vào vụ nước, nước ngòi chảy mạnh, tại nên các
xoáy đánh vào bờ, đào lòng ngòi cho sâu hơn. Do đó, năm nào cũng vậy,
với mùa nước, nước sông tràn vào, đem theo những đàn cá lớn nhỏ. Rồi
nước ngòi biến thành một mối lợi cho dân Ngư Xá.
Làng vẫn có lệ cho đấu trưng đánh cá ở ngòi, và hàng năm sau trung tuần
tháng Bảy âm lịch, nhất là sau con nước mã, ta dùng danh từ này để chỉ
mức sống lên cao vào hôm rằm tháng Bảy, ở đình làng có họp hội đồng
để cho trưng thầu việc đánh cá suốt năm. Trước khi cho đấu trưng dân
làng tổ chức cuộc đánh cá tập thể toàn dân tham dự tại nơi ngòi.