nấy lo và kết quả của ai người ấy hưởng. Thí dụ như Phường củi tại các
hạt Can Lộc, Nghi Xuân, Đức Thọ, Thạch Hà. Những phường này hàng
ngày vào đốn củi trong rừng núi Hồng Lĩnh được họ mệnh danh là Ngàn
Hống.
Họ đi với nhau thành từng đoàn. Đi như vậy vừa vui công việc, vừa có
thể hỗ trợ được lẫn nhau nếu bất thần có hoạn nạn, như gặp thú dữ, bị
cây cối đè, bị té ngã hoặc bất cứ gặp tai nạn gì.
Đi chặt củi trong rừng, không có ngày nhất định với những nghi thức
như các tục đi săn, đánh cá hoặc bắt cuốc ở trên. Các phường củi kéo
nhau vào rừng chặt củi sau những vụ mùa, khi công việc đồng áng đã
vợi.
Họ đi với nhau đông và vui. Để tự khuyến khích cũng như để tạo hứng
trong công việc làm, họ cùng nhau ca hát, ca hát lúc ra đi, ca hát lúc đang
làm việc và ca hát lúc trở về.
Ngay từ sáng tinh mơ họ đã sửa soạn ra đi, thanh nam thanh nữ cũng như
mọi người khác, ai nấy đều sẵn sàng mo cơm đòn xóc, lạt buộc họp nhau
ở ngã ba đường cùng đi thành từng hàng vào rừng. Họ leo núi, băng suối
đi tới nơi có nhiều củi.
Vào tới rừng, họ tản mát mỗi người một bụi để chặt củi. Công việc vất
vả, họ vui vẻ làm. Trưa họ nghỉ ăn cơm rồi lại chặt cho đến chiều.
Vừa chặt củi, thỉnh thoảng văng vẳng vang lên một tiếng hát:
Không đi thì nhớ thì thương,
Ra đi lên động xuống truông nhọc nhằn.[3]
Câu hát nói lên sự nhớ thương của họ đối với rừng núi, và cũng nói lên
cả sự nhọc nhằn của họ khi chặt củi.
Họ hát đễ tả sự nhọc nhằn, nhưng đã nói đến ca hát là có yêu đương, họ
hát nhiều hơn là những khúc hát yêu đương: