Làng xóm Việt Nam
118
một vị Thành hoàng, nhưng lại có nhiều thôn thờ một vị Thành
hoàng khác với Thành hoàng làng, như vậy việc tế tự riêng biệt:
nhiều xã hai ba thôn, mỗi thôn thờ một vị Thành hoàng khác nhau.
Hội hè hàng thôn, khi tổ chức, dân thôn thường mời cả các
quan viên Hội đồng kỳ mục hàng xã tới dự để chia vui và để
tỏ tình đoàn kết cũng như sự phục tòng của thôn đối với làng.
Thôn có vẻ gần như tự trị đối với làng, tuy vẫn phải lệ thuộc
vào làng về những vấn đề chung như thuế khóa, binh lính, v.v...
Trên các giấy tờ chính thức, thường chua tên thôn kèm theo
tên xã, và nhà nước chỉ biết tới xã, không biết tới thôn. Xã phải
chịu trách nhiệm về tất cả những thôn trong xã.
xóm
như đã trình bày ở chương đầu sách, một làng có nhiều xóm,
và một thôn cũng vậy.
Một xóm là một khu có nhiều nhà ở liền với nhau, có một con
đường đi thường ở giữa và hai bên dân xóm làm nhà, có cổng
ngõ quay ra đường xóm. Gọi là nhiều nhà ở liền với nhau, nhưng
không phải nhà nọ sát nhà kia như ở thành thị. nhà nọ liền với
nhà kia bởi tường hoặc hàng rào ngăn cách hai nhà, có thể sân
nhà này liền với sân nhà khác, có thể sân nhà này liền với đầu
hồi nhà khác, cũng có thể sân nhà này liền với vườn nhà khác.
Xóm có thể chỉ có một con đường chính đi từ cổng xóm vào
đến cùng xóm, nơi cùng xóm có thể là lối cụt ngăn bởi lũy tre
làng hoặc bởi một nhà cuối xóm, có thể xóm lại ăn ra đường
làng bằng một lối khác; xóm có thể có nhiều con đường nhánh,
từ con đường chính của xóm phân đi, và mỗi con đường nhánh
được gọi là một ngõ.
Lối đầu xóm có cổng xóm và trong trường hợp lối cuối xóm
ăn thông ra đường làng ở đây cũng lại có cổng xóm.
Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn