NẾP CŨ - LÀNG XÓM VIỆT NAM - Trang 121

119

Diện hình và Tổ chức

những gia đình trong xóm ở sát nách nhà nhau là hàng xóm

láng giềng với nhau.

Xóm không có tư cách pháp nhân. Thuộc những làng nhỏ,

xóm phụ thuộc ngay vào làng và chịu luật lệ của làng. Ở những
làng lớn, nhất xã đa thôn, xóm thuộc vào thôn và chung đời
sống với thôn.

Đứng đầu xóm là vị trưởng xóm, đây là một người có uy tín

được dân trong xóm bầu lên để làm trung gian giữa làng và
xóm. Xóm không giống như thôn có một hội đồng, nhưng ông
trưởng xóm cũng có vài bốn người phụ tá để cùng lo công việc
trong xóm.

Xóm tổ chức thành hàng xóm, quy tụ tất cả những người trong

xóm để tương trợ lẫn nhau trong các công việc hiếu, hỷ và trong
những cơn hoạn nạn.

nhiều xóm có chùa riêng, nhưng xóm không bao giờ có đình

riêng. có thể xóm có một ngôi đền, nhưng đây là đền của làng,
hoặc có một ngôi miếu, ngôi miếu thờ một vị thần không thuộc
vào sự tế tự của làng, mà do hàng xóm thờ phụng.

Qua các điều trên, ta thấy rằng tuy không có tư cách pháp

nhân về phương diện pháp lý, và nhà nước không biết tới xóm
chỉ biết tới làng, nhưng xóm có quỹ hàng xóm, có sự tế tự riêng,
và do đó có khi có hội hè riêng của xóm với những tục lệ đặc
biệt chi phối riêng dân trong xóm.

Ngõ

ngõ là một đơn vị của xóm, một xóm có thể gồm nhiều ngõ,

mỗi ngõ tính theo một con đường nhỏ ăn từ đường lối xóm đi
vào. có ngõ cụt, có ngõ ăn thông trở lại với đường xóm hoặc
ăn ra đường làng. có thể gọi ngõ là một hẻm của xóm, và ngõ
chỉ gồm những gia đình liền nhau nằm trong ngõ.

Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.