121
Diện hình và Tổ chức
ấP
Ấp, chính ra chỉ là một xóm riêng biệt.
như đã trình bày ở chương đầu sách, ấp ở trên địa phận làng,
nhưng trước đây, nơi này hoặc chỉ là hoang địa hoặc vì ở xa
làng quá nên có người đứng lên chiêu tập lưu dân để khai khẩn.
có thể ấp do một vài người trong làng vì sinh kế, tới nơi
hoang địa trồng trọt, rồi dần dần có nhiều người khác tới cùng
sống kiếm ăn mà thành ấp; cũng có thể ấp do một vài người
giàu có trong làng có nhiều ruộng tọa lạc ở chỗ quá xá làng lập
nên ấp và mượn tá điền ngụ canh; cũng lại có thể ấp do một số
người làng sinh sống về nghề đánh cá, cùng nhau tụ họp thành
ấp ở bên sông.
Ấp có thể lệ thuộc vào một thôn, nhưng thường ấp lệ thuộc
hẳn vào một làng, và chịu sự quản trị của làng. Để có người chịu
trách nhiệm về ấp, xưa kia, nếu làng có lý trưởng và phó lý, thì
tại ấp có thêm một người phó lý, như trường hợp Tân Ấp thuộc
làng Thị cầu tỉnh Bắc ninh (Hà Bắc) đã trình bày ở chương đầu.
ngày nay ấp tại miền nam không giống như ấp nói trên; ở
đây ấp là một đơn vị của làng giống như một thôn.
Ấp lệ thuộc vào xã cũng như thôn xóm tại miền Bắc và miền
Trung.
giáP
Giáp không phải là một thành phần của xã, mà chính ra giáp
có thể coi như một tập thể gồm những đàn ông con trai trong
làng được cùng qui tụ bởi những liên hệ tôn tộc, bởi cùng ở một
thôn xóm, hoặc có khi bởi cùng một liên hệ tinh thần gì khác
như về tế tự chẳng hạn.
Một làng gồm có nhiều giáp.
Làng phù Đổng, huyện Tiên Du tỉnh Bắc ninh có đến 10 giáp
Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn