NẾP CŨ - LÀNG XÓM VIỆT NAM - Trang 137

135

Diện hình và Tổ chức

SiNh hoạt Cá NhâN

Mọi người trong làng sống với nhau trong tình tương thân

tương ái, giúp đỡ lẫn nhau khi cần tới, tùy người nào việc nấy
và gia đình nào có việc riêng của gia đình nấy.

Trên phương diện công tác hàng ngày, dân làng tùy theo nghề

nghiệp của mình mà hoạt động, giữ lấy nền nếp, lo kế sinh nhai
để khỏi phải phiền lụy đến trong họ ngoài làng. người dân quê
Việt nam luôn luôn có một tinh thần tự lập và tự trọng, dù phải
làm ăn vất vả họ cũng cố gắng, rất ít ai mong ỷ lại vào người
khác, họ cho rằng ỷ lại vào người tức là phải nhờ cậy người,
và như vậy người khỏe chân khỏe tay không bao giờ muốn. Ở
đây có thể hiểu là lòng tự ái, nhưng chính là tinh thần tự trọng.
Đã đành rằng có một đôi người vì lười biếng hoặc quá chơi bời
thường tìm cách lợi dụng lòng tốt của người khác, nhưng không
phải là số đông.

Dân trong làng ở một làng canh nông hay ở một làng công

nghệ, cũng gồm đủ bốn hạng người, gọi là tứ dân, theo các nghề
nghiệp, là sĩ, nông, công, thương.

Sĩ là hạng người chuyên nghề đi học, hoặc để thi đỗ ra làm

quan, hoặc để đi dạy học, làm thầy thuốc, thầy địa lý, thầy bói,
thầy tướng, thầy số v.v... là những nghề phong lưu nhàn hạ.

Nông là hạng người chuyên làm ruộng. Dân Việt Nam ta

thường thì ai cũng có ít ra là vài ba sào ruộng để cầy cấy nghĩa
là nghề làm ruộng là nghề gốc của người mình. Dân ở nhà quê,
phần nhiều ăn nhờ về ruộng nương.

Công là hạng người làm nghề thợ hoặc làm một công nghệ

gì để lấy lời. Nhưng vì nước ta khi xưa chỉ có những tiểu công
nghệ, như quay tơ, dệt vải, dệt lụa, làm chài lưới, làm mắm muối
v.v... chứ không có ai đại công nghệ để làm giàu như các nước
khác. Đại công nghệ không có thì ai chuyên tập thể gì thì lập

Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.