NẾP CŨ - LÀNG XÓM VIỆT NAM - Trang 155

153

Diện hình và Tổ chức

bán chịu thương chịu khó thì những người đàn ông theo phương
pháp ở làng xã cũng phải có đức tính ấy mới mong kiếm đủ ăn
nuôi gia đình; đóng góp với xóm làng. Bất cứ buôn bán thứ gì,
từ buôn gánh hàng xén đến buôn rau buôn đậu, làm hàng xay
hàng xáo, họ đều phải chú tâm đến việc buôn bán của mình và
phải chịu thương chịu khó luôn luôn tất bật mới mong có lời.
có những người gọi là buôn bán, nhưng sự thực là đem bán sức
khỏe của mình đổi lấy miếng ăn. Thí dụ làm nghề bán bún phải
xay gạo phải đổ khuôn bắt bún, làm nghề bán giò chả, phải lấy
sức mình để giã giò giã chả, làm nghề bán quà phải vất vả nấu
bánh trái v.v...

nông công thương, ở vùng quê, so sánh ra ai cũng như ai,

có làm thì mới có ăn, không ai có thể ăn dưng ngồi rỗi được.

gIA ĐìNh Kẻ Sĩ

Xét qua tứ dân, có lẽ công việc kẻ sĩ là nhàn nhã hơn, nhưng

gia đình của kẻ sĩ, ngoài người chủ gia đình theo nghề nghiệp
của mình, mọi người khác cũng phải làm việc để sống theo nhịp
sống của dân làng.

Kẻ sĩ nhàn, vì đó là hạng người làm những công việc không

phải vất vả tới chân tay. Đây gồm những người đi học để đi thi,
những ông đồ dạy học, những ông lang bốc thuốc, những thầy
bói thầy số. Và cũng có thể kể vào hàng kẻ sĩ những người trong
ban hội đồng kỳ mục, đảm đương chức vụ trong làng, vì công
việc của họ không phải là những công việc làm bằng chân tay,
mà chính là công việc làm bằng trí óc.

Kẻ sĩ không vất vả lại được sự trọng vọng của dân làng, và

luôn luôn được coi là bậc thượng lưu trong hàng xã.

Dân làng tuy vất vả, nhưng thấy kẻ sĩ nhàn, không bao giờ

một ai có ý nghĩ ganh tị, mọi người đều nghĩ rằng địa vị của
kẻ sĩ đáng được hưởng sự nhàn nhã phong lưu, vì họ chính là

Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.