Làng xóm Việt Nam
164
Ở trong làng, nhà này đi vắng, gửi nhà người hàng xóm là
chuyện thường, và người hàng xóm khi đã nhận giữ nhà hộ,
thường cho người nhà hoặc con cái sang trông nhà giúp người đi
vắng. có khi người ta gửi nhau cả con cái, và người nhận trông
nom giúp, họ trông nom con cái người như chính con cái họ.
Tình tương thân tương ái giữa người làng còn thể hiện trong
sự biến xén lẫn nhau.
Một người đi chơi xa về, có quà cáp, ngoài việc kính biếu bố
mẹ, thường biếu cả hàng xóm láng giềng. Hoặc trong nhà có cây
ăn quả, khi có quả chín, sau khi hái thắp hương cúng gia tiên
và Thổ công, người ta thường mang biếu hàng xóm láng giềng.
Và trong những dịp lễ bái, có làm xôi nấu chè, người ta cũng
không quên hàng xóm lân cận.
Không có việc gì có thể có lợi, người là điều mách nhau. Tính
ích kỷ thật là ít có với dân quê.
Qua các điều trình bày trên, có lẽ có người sẽ cho rằng, như
vậy chẳng hóa ra dân quê Việt nam không có người nào xấu
chăng? Sao vẫn có những vụ tranh giành kiện tụng nhau, sao
vẫn có những vụ ăn trộm ăn cắp của nhau?
Xin thưa: trình bày như trên không phải nói rằng xã hội vùng
quê Việt nam không có những người xấu, nhưng số người xấu này
rất hiếm. Đạo đức phương Đông dù sao cũng hạn chế bớt được
nhiều sự tham lam vô nghĩa bất nhân, và con người với tính bản
thiện chỉ hư hỏng khi chung quanh mình có nhiều người hư hỏng.
Vả chăng còn lệ làng kia, những người xấu thường bị lệ làng
trừng phạt, và người ta rất sợ mang tiếng với làng nước, nên
trong cách ăn ở người ta thường giữ gìn.
NhữNg BàI Vè
Hơn nữa ở nhà quê, người ta thường hay làm vè để chế giễu
những người có tật xấu. Một người làm gì không phải, không ai
Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn