NẾP CŨ - LÀNG XÓM VIỆT NAM - Trang 25

23

Diện hình và Tổ chức

vài người trong làng vì sinh kế lập nên với sự thỏa thuận của
hương lý trong làng: một vài người giàu có, có nhiều ruộng, tọa
lạc ở chỗ quá xa làng, họ lập nên ấp và mượn tá điền ngụ canh,
hoặc bên bờ sông ở cách xa làng một số người làng sinh sống
về nghề đánh cá, cùng nhau lập ấp ở bên sông.

Một thí dụ tượng trưng cho ấp làng có thể kể được làng Thị

cầu huyện Võ Giàng tỉnh Bắc ninh (Hà Bắc).

Làng này có một ấp ở giáp mé sông cầu gọi là Tân Ấp. Tân

Ấp thành lập bởi một vài người làng, và có nhiều người ở nơi
khác tới cư ngụ.

Làng Thị cầu có một viên lý trưởng chịu trách nhiệm về toàn

xã, nhưng có hai viên phó lý, một để giúp việc lý trưởng về các
công việc ở ngay làng và một ở Tân Ấp để giúp việc lý trưởng
trông coi các công việc riêng thuộc về ấp này.

Trong một xã có hai ba thôn khác nhau cũng vậy cả làng chỉ

có một lý trưởng, nhưng mỗi thôn đều có thể có một phó lý riêng.

xóm

Một làng có thể có nhiều xóm, và một thôn cũng vậy. Mỗi

xóm là một khu làng, có một con đường đi vào tít trong xóm,
dân xóm làm nhà ở hai bên, cổng ngõ quay ra đường xóm. Mỗi
xóm cũng có cổng riêng gọi là cổng xóm.

làNg xã miềN Nam

Miền nam làng xã hơi khác. Dân làng ở rải rác trên địa phận

làng, không hợp nhau thành xóm, và chung quanh làng không có
lũy tre xanh. Làng ở miền nam thường rộng lớn hơn các làng
miền Bắc, và chia làm nhiều ấp, và mỗi ấp ở đây có thể coi như
một thôn miền Bắc có khi địa thế lại rộng và dân cư lại đông
hơn một làng miền Bắc hoặc miền Trung.

Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.