Làng xóm Việt Nam
260
ở bờ biển, có thể gây tai nạn cho ghe thuyền đều cho là có thần,
và mỗi khi đi qua những nơi này người ta thường đốt vàng hương
khấn vái. Dân các xã ven sông biển, tại những nơi này, thường lập
miếu thờ. Ta lại thờ cúng cả thần Sóng, như trước đây tại phá Tam
Giang, tục truyền có ba thần Sóng Ông, Sóng Bà và Sóng con.
Tại nhiều làng vùng núi ta lại bắt gặp những miếu thờ Thần
Hổ, và nhiều làng ven biển thường có những miếu thờ nam Hải
tướng quân, tức là cá Ông.
những người mắc bệnh, cho nhiều chứng bệnh có những thần
hoặc ma riêng như thần cúm gieo bệnh cúm, ma Tịt gây bệnh
tịt v.v... thường cúng ông cúm bà co, ông Tịt bà Tịt hoặc các
thần và ma khác để cầu hỏi bệnh.
Đối với các vị thần thiên nhiên cũng như các vị thần khác
nói trên, việc tế tự có khi do cả dân làng, hoặc có khi chỉ do
một vài tư nhân. Tại những làng có thờ cá Ông như làng Kiến
phước, quận Hòa Tân, tỉnh Gò công (Tiền Giang), việc tế tự
do toàn xã phụ trách, và hàng năm vào ngày rằm tháng sáu âm
lịch dân làng có mở hội tế cá Ông.
Việc thờ cúng các vị thần thánh là do tín ngưỡng và việc tế
tự chỉ là cách cụ thể hóa lòng tín ngưỡng, tuy nhiên, nhiều khi
với lòng chân thành chất phác của người dân quê, trong sự sùng
bái tin tưởng không khỏi có lẫn tính chất mê tín dị đoan! nhưng
làm sao được, nói đến tín ngưỡng tất nhiên có nhiều điều mâu
thuẫn và huyền hoặc, nhưng thường tất cả những điều huyền
hoặc và mâu thuẫn lại là thể chất của tín ngưỡng. Và trên lãnh
vực tín ngưỡng, có nhiều lý lẽ riêng mà lý lẽ và cả khoa học
nữa không giảng giải nổi dù đủ sự chứng minh.
Vậy, đối với sự tế tự của dân chúng các làng xã, chúng ta nên
thận trọng để tránh phạm tới tín ngưỡng của mọi người.
những điều mê tín dị đoan, ta phải chờ sự giác ngộ của chính
những người đang tin.
Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn