NẾP CŨ - LÀNG XÓM VIỆT NAM - Trang 260

Làng xóm Việt Nam

258

Bởi vậy, thờ Thánh sư tại nhà gặp những ngày tuần tiết sóc

vọng, giỗ tết, ngoài lễ cúng gia tiên và Thổ công, gia chủ còn
cúng cả Thánh sư.

Trong một năm, lễ cúng Thánh sư quan trọng nhất nhằm vào

ngày kỵ nhật của Thánh sư, đối với những vị mọi người đều
biết, hoặc là một ngày nhất định mà mọi người trong phường
hoặc trong làng cùng theo một nghề kể là ngày kỵ nhật của ông
Tổ nghề mình.

những người cùng làm một nghề thường sống thành phường.

Trong làng có thể có nhiều phường khác nhau nếu dân làng
theo nhiều nghề.

ngày kỵ nhật của vị Thánh sư tại các phường còn được gọi là

ngày giỗ phường. các phường có lập miếu riêng, trong trường
hợp cả làng đều theo một nghề, thì cả làng chỉ có một miếu, và
có khi vị Thánh sư lại chính là vị Thành hoàng làng.

ngày giỗ phường, các phường viên họp nhau tại miếu, làm lễ

Thánh sư, rồi cùng kéo nhau về một nhà đăng cai để làm cỗ ăn uống.

Mỗi khi bắt đầu kinh dinh một việc quan trọng cùng khi hoàn

thành công việc người ta đều phải làm lễ tổ sư.

(1)

có nhiều nghề, ở một vài nơi, như thợ mộc, thợ nề làm nhà,

thợ đóng ghe thuyền, thợ xe nước ở Quảng ngãi, ngoài hai lễ
bắt đầu và hoàn tất nói trên, trong khi đương làm công việc còn
phải làm nhiều các lễ khác để cầu xin Thánh sư che chở cho.

ngày xưa, quân lính ta có lễ tế cờ, cũng có thể coi là một loại

lễ Thánh sư của nghề chinh chiến vậy.

nhân nói về sự thờ cúng Thánh sư, xin đơn cử một vài thí dụ

về các vị Thánh sư đã dạy nghề cho dân nhiều làng xã tại nước ta:

1. Đào Duy Anh. Sách đã dẫn. Làm lễ để cầu Ngài phù hộ cho công việc được

xuôi xẻ, buôn may bán đắt, hoặc lúc đi đường xa tránh được mọi sự rủi ro,

cũng như làm lễ tạ ơn khi công việc đã có kết quả tốt đẹp.

Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.