NẾP CŨ - LÀNG XÓM VIỆT NAM - Trang 259

257

Diện hình và Tổ chức

Tục lễ lễ văn từ văn chỉ của các thí sinh và tân khoa còn

được giữ dưới thời pháp thuộc cho cả các kỳ thi của nền học
mới tại nhiều nơi.

các người có con đi học vỡ lòng cùng với đồ lễ tới nhà ông

đồ, xưa kia, cũng dắt con mang đồ lễ tới văn từ hoặc văn chỉ
để khấn xin cho con được học đạo Thánh. Đứa trẻ sắp đi học
khai tâm sau khi người cha khấn lễ xong, cũng lễ trước bàn thờ
các vị thánh hiền.

Đạo Khổng duy trì đạo đức cho con người, dân chúng thờ

phụng đức Khổng Tử và tôn trọng đạo ngài.

ngày nay, mặc dầu thời thế đổi thay, ảnh hưởng đạo Khổng

tuy bị suy giảm trong dân chúng, nhất là trong bọn người mất
gốc bị mù quáng bởi cái vỏ của nền văn minh xảo kỹ của người
Tây phương, nhưng đạo đức vẫn là đạo đức, và những người có
căn bản dân tộc không bao giờ quên sự duy trì đạo đức, và mặc
dầu phải hòa mình với nếp sống hiện tại, cái tinh thần đạo đức
vẫn vững trong bất cứ trường hợp nào.

thờ CáC tháNh Sư

ngoài các sự thờ cúng đã trình bày ở trên, tại Việt nam còn

một sự sùng bái nữa rất trọng yếu là việc thờ cúng các tổ sư
bách nghệ.

Làng nào theo nghề nào thường có miếu thờ vị tổ sư của nghề

đó, và riêng những người hành nghề, trong nhà đều có bàn thờ
Thánh sư

còn gọi là Nghệ sư.

Vị tổ sư một nghề, hoặc là người thủy tổ phát minh ra nghề

ấy, hoặc là người thứ nhất đem nghề ấy ở nơi khác truyền lại
cho dân chúng làng nào hay miền nào. Thường người ta không
biết vị tổ sư ấy là ai, và người ta cứ coi vị tổ sư như một vị thần
bảo hộ cho nghề nghiệp.

Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.