259
Diện hình và Tổ chức
Ba anh em các ông Trần Hòa, Trần Điện và Trần Điền, người
làng Đinh công, phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông (Hà Tây), đã
truyền cho dân nghề kim hoàn từ đời Lý nam Đế.
Ông phạm Đôn, người làng Thanh nhạn, huyện Kim Anh, tỉnh
phúc Yên (Vĩnh phú), mang nghề dệt chiếu từ làng ngọc Hồ tỉnh
Quảng Tây bên Tàu về truyền cho dân Việt nam, bắt đầu là làng
Hải Thiện, tỉnh nam Định (Hà nam ninh) vào cuối thế kỷ thứ X.
Hòa thượng Khổng Lộ cùng hai học trò là phạm Quốc Tại
và Trần Lạc trụ trì tại chùa phả Lại, Hải Dương (Hải Hưng)
dạy dân ta nghề đúc đồ đồng về đời vua Trần Thái Tôn, 1226.
Ông Trạng Bùng tức phùng Khắc Khoan dạy dân nghề dệt
the lụa vào đời vua Lê Kính Tôn, 1600.
Trên đây chỉ là mấy thí dụ. các nghề khác còn có các vị
Thánh sư khác.
những người hành nghề, ngoài các trường hợp cúng lễ đã nêu
trên, mỗi khi gặp sự trắc trở đều làm lễ kêu khấn Thánh sư để
được phù hộ cho gặp may mắn. Ta có các thành ngữ Tổ độ và
Tổ trát
để chỉ những người gặp may mắn được Tổ sư thương
phù hộ cho hoặc không may bị thua lỗ bởi sự trừng phạt của Tổ.
thờ Chư thầN thiêN NhiêN và CáC thầN kháC
Trong việc thờ cúng của ta, ta còn thờ tất cả các thần thiên
nhiên đã phù hộ giúp đỡ ta với sức mạnh vô hình: sấm, sét, gió,
mưa, nước, lửa, núi sông v.v...
Ta lại cho là các cây to, đá lớn cũng có thần. những hòn đá
hình thù kỳ quái ở trong hang động hay ở trước cửa đình cửa
chùa đều có thần và đều có sự thờ phụng; ta hằng bắt gặp trước
những hòn đá một bát hương kê trên mấy trăm vàng mã, lại có
bên cạnh đôi hài, cái nón, con ngựa mã v.v...
những người đi sông biển gặp những hòn đá ở giữa ghềnh hoặc
Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn