267
Diện hình và Tổ chức
chính nghĩa hai chữ gia quan, theo Đào Duy Anh trong Hán
Việt Từ điển là làm lễ đội mũ. Theo tục người Trung Hoa khi
20 tuổi thì làm lễ gia quan.
Theo lễ nghi vào đám của dân làng, sau lễ mộc dục thì những
quần áo đại trào của thần linh, hoặc là quần áo của triều đình
ban cho, hoặc quần áo bằng giấy, trong ngày thường vẫn thờ
tại hậu cung, nay được đem lau chùi và phong lại bởi người cai
kiệu và những chân kiệu, nghĩa là những người được cử khiêng
kiệu đức Thành hoàng trong những buổi rước. Thường là các trai
làng trong hạng đại hạ. những người này phải trai giới từ mấy
hôm trước, và chỉ những người này mới được tham dự việc lau
chùi và phong mũ áo của thần linh.
Trong lúc lau chùi và phong mũ áo, mỗi người phải bịt miệng
bằng một chiếc khăn điều để trần khí không xông tới Thánh
cung mà mang tội bất kính.
Mũ áo, đai, mãng đã phong lại rồi được an phụng lên long
kiệu, rồi tế một tuần, chờ đến sáng hôm sau thì rước từ đền về
đình. nếu mũ mãng ở ngay tại đình thì không có đám rước này,
nhưng dân làng sẽ tổ chức những đám rước khác.
Rước.
ngày hôm sau thần vị được rước từ đền về đình. Đám
rước này được gọi là đám rước nghênh thần.
Đi đầu đám rước là cờ quạt rồi đến trống chiêng. Sau trống
chiêng là voi ngựa có tàn lọng che và có người vác thanh long
đao đi kèm. Kế tiếp là các chấp kích viên vác đồ lộ bộ và bát
bửu đi ở hai bên, còn ở giữa là một vị quan viên mặc áo thụng
xanh có lọng che mang một chiếc biển bầu dục có đề mấy chữ:
“Thượng Đẳng Tối Linh” hoặc “Lịch Triều phong Tặng”.
Rồi đến phường kèn trống, gọi là phường đồng văn với trống
khẩu, thanh la, sinh tiền.
Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn