Làng xóm Việt Nam
268
Sau đến cờ lệnh, kiếm lệnh, sau nữa là phường bát âm.
Sau phường bát âm tới long đình tức là kiệu có mái.
Rồi lại đến cờ quạt tàn lọng gươm đao để đi sau hết là long
kiệu. Long kiệu không có mái, trên có mũ mãng đã phong từ
tối hôm trước.
Rồi đến các quan viên đi theo.
các chân đi trước, chân kiệu, cờ, đồng văn, bát âm đều
do dân làng cắt cử. những người này phải trai khiết từ hôm
trước và phải tắm rửa sạch sẽ. phần nhiều những người được
cắt cử đều là trai làng hoặc gái làng, những người này phải
sắm sửa quần áo, thường nam thì khăn đóng áo dài, thắt lưng
điều ngang lưng, gọi là thắt lưng bó que, còn nữ thì áo cặp tứ
thân hoặc năm thân, cũng thắt lưng điều ngang bụng trông rất
gọn gàng. Quần áo phải đồng màu, nam khăn đen, áo dài đen,
quần trắng, còn nữ hoặc áo màu nâu, thắt lưng điều hoặc một
màu sặc sỡ khác.
các chân nữ được gọi là phù giá, chỉ những làng nào thờ các
vị nữ thần mới có.
Trong lúc đi rước, khiêng kiệu thánh ông do chân kiệu nam,
kiệu thánh bà do chân kiệu nữ. Đi sau kiệu thánh bà, có các cô
phù giá đội những tráp khảm, quả trầu đựng đồ lễ.
Rước đi từ đền đến đình, qua đường làng. Dân làng hoặc đi
theo đám rước, hoặc đứng ở hai bên đường xem đám rước đi qua.
các cô thôn nữ thường trong những dịp này ngắm nhìn kỹ
lưỡng những chàng trai có chân kiệu, chân cờ, chân đồng văn,
chân bát âm v.v... đã từng để ý tới các cô. Và các chàng trai, chân
tuy bước theo đám rước, nhưng mắt vẫn nhìn sang hai bên để
tìm kiếm người đẹp các chàng vẫn hằng mong ước mà các chàng
tin rằng thế nào cũng có mặt trong đám dân làng đi xem rước.
Đám rước đi chầm chậm trong trật tự.
Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn