NẾP CŨ - LÀNG XÓM VIỆT NAM - Trang 337

335

Diện hình và Tổ chức

và ba vái. Lễ Tết xong lại chúc Tết, rồi nhà chủ mời khách xơi
miếng trầu hớp nước, có khi lại ép ăn bánh ăn mứt mở hàng.

Trong khi đi lễ Tết, quần áo phải chỉnh tề, đầu phải đội khăn,

ăn mặc lôi thôi là một sự bất kính không những đối với giới vô
hình ngự trên các bàn thờ, mà cả với các chủ nhà mình tới lễ Tết.

Thường khi một người tới lễ Tết nhà nào, nhà nấy sẽ có một

người khác tới đáp lễ, vì khi người ta đã lễ tổ tiên nhà mình,
mình cũng phải lễ lại tổ tiên nhà người tay. Tuy nhiên cũng có
những trường hợp không cần có sự đáp lễ trên: con rể đến lễ
Tết nhà bố mẹ vợ, học trò đến lễ Tết nhà thầy, người làm công
đến lễ Tết nhà chủ, người chịu ơn đến lễ Tết nhà người đã ra
ơn cho mình.

Đàn ông đi lễ Tết, đàn bà cũng đi lễ Tết. Trong một gia đình

chỉ cần một người tới lễ Tết một nhà, nhưng khi là chỗ thân
tình, thường cả hai vợ chồng cùng đến, đi cùng một lúc hoặc đi
hai buổi khác nhau.

người ta đi lễ Tết trong suốt ngày mồng một và mồng hai rất

đông, bước sang ngày mồng ba, người ta thường đi lễ đền chùa
nhiều hơn, tuy vậy có những người là con cháu trong ba ngày
Tết chưa kịp đến lễ tại một nhà gia trưởng, hoặc nhà ông chú
bà bác, thì sáng sớm ngày mồng bốn người ta còn vội vàng tới
lễ Tết để kịp trước khi các nhà này hóa vàng tiễn các cụ.

các trẻ em tuổi đã hơi lớn hơn, trong ngày Tết cũng phải đi

lễ Tết các nhà họ hàng.

Khi lễ Tết người ta chỉ lễ bàn thờ gia tiên mà không lễ bàn

thờ Thổ công.

hIếu KháCh

người Việt nam vốn xưa nay hiếu khách, với ngày Tết tinh

thần hiếu khách càng tỏ rõ hơn. Mỗi người tới lễ Tết đều được
gia chủ niềm nở chào mời, và người khách sau khi đã lễ gia tiên

Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.