337
Diện hình và Tổ chức
cầu học hành tấn tới, thi cử đỗ đạt. Tục lệ khai bút của học trò,
dưới thời pháp thuộc, tuy đi học chữ quốc ngữ và chữ pháp, vẫn
được giữ. Tôi còn nhớ một bài thơ khai bút, lúc học ở trường làng,
được thầy giáo đọc cho để học trò dùng khai bút trong ngày Tết:
Mồng một tháng kiến dần
Cảnh sắc một màu xuân.
Cỏ hoa đà mừng mặt,
Mưa móc nhẹ đưa chân.
lớn khôn hơn một tuổi,
Mạnh giỏi chúc hai thân.
học hành ta tấn tới,
Thi đỗ cũng có phần.
gáNh NướC Đầu NăM Và NhấT BảN VạN lợI
nhân ngày mồng một Tết, tại các làng quê, và ở ngay cả các
thành thị nữa, có những người nghèo túng đi gánh nước ở giếng
làng tới các nhà trong làng. Gánh nước đầu năm này được mọi
gia đình đón nhận niềm nở, dù trong nhà không thiếu nước.
người ta tin rằng, đầu năm có người gánh nước tới nhà, quanh
năm của sẽ vào trong nhà như nước. người gánh nước, sau khi
đổ nước vào vại, vào chum, vào lu nước của nhà chủ thường
được chủ nhân trả mở hàng một món tiền gấp năm gấp mười
giá gánh nước, và người gánh nước cũng chúc chủ nhân những
điều may mắn quanh năm.
có người lại cầu kỳ, hôm ba mươi Tết đi tìm người gánh nước
dặn ngày mồng một Tết phải gánh nước tới nhà mình trước nhất
để cái lộc đầu tiên sẽ được đổ vào nhà mình.
cùng một ý nghĩa như gánh nước, sáng ngày mồng một Tết,
tại nhiều làng có những người đàn ông tới các nhà chúc Tết,
mang theo những mảnh giấy đỏ có viết mấy chữ Nhất bản vạn
Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn