Làng xóm Việt Nam
336
nhà chủ xong, thế nào cũng phải cầm miếng trầu, uống hớp nước.
Khách không thể từ chối, vì từ chối sẽ làm giông (rủi) nhà chủ.
nhiều nhà bày bánh mứt chè lam mời khách, khách muốn
từ chối cũng không được. có chủ nhân lại ép khách nếm bánh
chưng nhà mình, tuy rằng ngày Tết ở nhà quê nhà nào cũng
có bánh chưng. Mời được khách nếm miếng bánh, được khách
khen ngợi bánh ngon, người chủ nhà cho là điềm tốt. Bánh
chưng ngày Tết thường được mời ăn với giò lụa hoặc cá kho.
Mời khách nếm bánh chưng ngày Tết các bà nội trợ cũng có ý
muốn khoe tài bếp núc của mình. Giò ngày Tết thường là giò
gia chủ đánh đụng lợn giã lấy và gói lấy. Khách khen ngon làm
cho chủ nhân vui sướng.
có người sẽ bảo rằng như vậy đâu phải là hiếu khách mà đây
chỉ là tính khoe khoang của chủ nhà.
Đúng, nhưng sự khoe khoang chỉ có một phần, còn chính là
nhà chủ muốn mời khách ăn bánh của nhà mình, và người dân
quên rất lấy làm hân hạnh được tiếp các bạn bè thân sơ ở các
làng xa tới Tết nhà mình và mời dùng một bữa cơm Tết với
mình. Trong những ngày hội xuân mở tại các làng quê, những
người trong làng thường lấy làm sung sướng khi mời được những
người quen biết tới xem hội làng vào nhà mình uống nước ăn
trầu hoặc dùng cơm rồi nghỉ ngơi, nếu hội kéo dài nhiều ngày.
Trong ngày Tết, có nhiều người vì lòng hiếu khách thường dành
bánh trái để mời khách, đúng với câu nhịn miệng thết khách.
KhAI BúT
các ông đồ, các tay văn tự, nhân dịp Tết thường chọn ngày giờ
tốt để khai bút. các ông làm một bài thơ, hoặc viết một câu đối.
Thơ hoặc câu đối này, làm xong có khách tới lễ Tết các ông
đọc cho nhau nghe rồi cùng ngâm vịnh.
các học trò nhân ngày Tết cũng kén giờ hoàng đạo khai bút để
Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn