33
Diện hình và Tổ chức
Đầu Dàng là tên tục của làng Đặng cầu, huyện Tiên Lữ,
Hưng Yên (Hải Hưng).
Tên làng thường là hai chữ, nhưng cũng có khi mang tên ba
bốn chữ. phần nhiều đây là những làng trước họp với làng khác,
sau tách ra nên để phân biệt, sau tên làng cũ có thêm một chữ
để phân biệt làng nọ với làng kia. Thí dụ: Bần Yên nhân, Trà
Khúc Thượng, Vân Xa Đông, phú Thọ Hòa, Tân phú Trung v.v...
VIỆC ThAy ĐổI làNg Xã
nhiều làng trước nhỏ sau to vì thành lập được nhiều thôn,
hoặc có khi một hai thôn tự động cùng nhau xáp nhập lại thành
một làng. Lại có nhiều làng trước to sau nhỏ, vì một hai thôn
thấy mình đủ khả năng tự lập tách rời khỏi làng cũ để biến thành
một làng riêng.
Khi hai ba làng xáp nhập làm một, các đàn anh trong các làng
cũ sẽ cùng nhau thỏa thuận để sự tổ chức của làng mới phù hợp
với hoàn cảnh xáp nhập; Khi một thôn tách khỏi một làng cũ
để thành một làng mới, sự tổ chức cũ của thôn sẽ sửa đổi theo
đúng tổ chức của một làng.
Việc xáp nhập cũng như sự tách khỏi làng cũ này phải được
chính quyền hàng tỉnh chấp nhận và đề nghị với triều đình.
Dưới thời pháp thuộc tại Bắc Việt, việc sáp nhập hoặc tách rời
này phải do nghị định của viên Thống sứ, người thay thế viên
Kinh lược Việt nam.
Làng Việt nam giống nhau trên những nét đại cương giống
nhau từ lũy tre đến cổng làng, giống nhau từ ban kỳ mục tới
việc thờ cúng theo nghi lễ - những làng ở miền nam có hơi đôi
chút khác biệt như trên đã nói.
làNg Thủy Cơ
Từ trên tôi mới chỉ nói đến những làng trên cạn, những làng
này thường không khác nhau bao nhiêu, nhưng cũng có một loại
Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn