NẾP CŨ - LÀNG XÓM VIỆT NAM - Trang 37

35

Diện hình và Tổ chức

Về hình thể, làng thủy cơ đương nhiên không giống những

làng cạn, nhưng về sinh hoạt, về tổ chức, thì ở đây sự sinh hoạt
tập thể, cũng như việc tổ chức làng cũng chẳng khác gì những
làng cạn, vì ở cạn hay ở nước thì cũng đều là người Việt nam,
con Tiên cháu Rồng, với những tục lệ từ ngàn xưa của dân tộc.

Và có thể nói rằng người dân ở trên cạn hay người dân ở làng

chài, họ đối với nhau bao giờ cũng vẫn có tình thân mật, không
bao giờ họ kỳ thị nhau. Tinh thần tập thể vốn là tinh thần cố
hữu của người Việt nam. Tấm lòng hiếu khách, yêu mến bà con
họ hàng cũng là một đôi biểu hiện tinh thần ấy.

(1)

Vì hiếu khách, vì tinh thần tập thể nên dù ở cạn hay ở nước,

người ta vẫn thương yêu nhau.

có nhiều trường hợp những người ở làng chài vui lòng mua

đất tậu ruộng lên ở những thôn xóm trên cạn.

KếT luậN

Làng tôi chỉ một làng Việt nam với tất cả những gì của làng

xã Việt nam.

Tôi nhớ lại làng tôi, tôi nhớ đến cổng làng, mặc dầu cổng

làng tôi không có gì đặc biệt hơn cổng làng khác, thi sĩ Bàng
Bá Lân, trong bài thơ Cổng làng chắc ông tả cổng làng ông, mà
khi đọc lên tôi cứ tưởng ông tả cổng làng tôi và khi thấy ông
nhớ tới làng xưa, tôi không khỏi nao nao trong dạ:

Chiều hôm đón mát cổng làng,
gió hiu hiu đẩy mây vàng êm trôi.
Đồng quê vờn lượn chân trời,
Đường quê quanh quất bao người về thôn.

*

1. A.Pazzi (tức nhà văn Vũ Hạnh) Người Việt cao quý. - Hồng Cúc dịch. Cảo

Thơm xuất bản, Sài Gòn 1965.

Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.